Đại diện cho sức mạnh Hải quân của các quốc gia.
Tàu sân bay Izumo
Tàu sân bay mạnh nhất Nhật Bản Izumo mới được hạ thủy. Tàu có chiều dài 250 m, có thể mang 14 trực thăng chiến đấu. Izumo là tàu sân bay lớn nhất Nhật Bản kể từ thời Thế chiến II.
Người Nhật đã hạ thủy tàu sân bay lớn nhất của nước này Izumo (blogs.militarytimes.com)
Chính phủ Nhật tuyên bố không định đánh nhau với ai. Tuy nhiên, người Trung Quốc hoảng sợ với sự ra đời của con quỷ biển Nhật bởi vì họ đang có tranh chấp với Nhật xung quanh quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Được thấy sức mạnh của Izumo, thật dễ hiểu tại sao đối thủ của Nhật lại sợ hãi.
Tàu sân bay mới của Nhật còn lâu mới là đỉnh cao của sức mạnh chiến đấu hải quân thế giới. Còn có những chiến hạm mà Izumo không thể sánh vai.
Khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry
Một trong những chiến hạm kém to lớn nhất là frigate lớp Oliver Hazard Perry. Tàu có lượng giãn nước chỉ 4.200 tấn, trên tàu có một hăng-ga dành cho 2 trực thăng và một khẩu pháo 76 mm. Không cần tiếp dầu, tàu có thể đi xa 8.334 km với tốc độ 40 km/h. Bởi vậy, đến nay frigate Oliver Hazard Perry vẫn được sử dụng trong hải quân 8 nước trên thế giới.
Oliver Hazard Perry vẫn được sử dụng trong hải quân 8 nước trên thế giới (forums.civfanatics.com)
Tuần dương hạm nguyên tử Long Beach
Tàu tuần dương nguyên tử Long Beach là cựu binh công huân của Hải quân Mỹ. Tàu được hạ thủy trong thập niên 1960. Đã tham gia tất cả các cuộc chiến, từ Việt Nam đến Bão táp Sa mạc, đã bắn rơi 2 máy bay, đã thực hiện nhiệm vụ trinh sát kỹ thuật và bảo vệ các hạm tàu khác trước các cuộc tiến công của không quân. Một giải thưởng khác cho tuần dương hạm này vì nó là tàu chiến đầu tiên được trang bị các hệ thống tên lửa tối tân và hệ thống động lực hạt nhân.
Cựu binh Long Beach của Hải quân Mỹ (f-16.net)
Bismarck
Bismarck là chiến hạm người hùng nổi danh ngay trong trận đánh đầu tiên, khi nhấn chìm át chủ bài tuần dương hạm HMS Hood của Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến II. Người Anh không thích kết cục đó vì thế họ tổ chức một cuộc săn lùng chiếc chiến hạm Đức mang tên vị Thủ tướng Otto von Bismarck của đế chế Đức. Kết quả là chính Bismarck đã chìm xuống đáy biển chỉ 3 ngày sau HMS Hood.
Bismarck được mang tên của vị thủ tướng lừng danh của đế chế Đức(globaldefenceanalysis.com)
Chủ lực hạm Marat
Chủ lực hạm Marat là tàu chiến của Đế quốc Nga. Sau khi được hạ thủy vào năm 1911, Marat đã đi qua cả Thế chiến I, cả Nội chiến, cả Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, cả chiến tranh Phần Lan. Chủ lực hạm này là tàu chiến đầu tiên thử nghiệm hệ thống bảo vệ chống thủy lôi từ tính.
Chủ lực hạm Marat (blogs.militarytimes.com)
Fletcher
Fletcher là một trong những tàu chiến thành công nhất. Tàu khu trục này có thể đi xa hơn 12.000 km ở tốc độ 30 km/h, trên boong lắp 5 khẩu pháo 127 mm và hàng chục pháo phòng không. Trong Thế chiến II, các tàu lớp Fletcher đã bắn rơi 1.500 máy bay Nhật. Chính vì thế, Mỹ đã đóng 175 tàu lớp này. Chúng đã phục vụ một thời gian dài trong hải quân 15 quốc gia. Chiếc Fletcher cuối cùng bị Mexico loại bỏ vào năm 2006.
Fletcher được trang bị các khẩu pháo 127 mm (military38.com)
Tàu sân bay Essex
Essex là vũ khí đáng sợ của hạm đội Mỹ, Những chiến hạm khổng lồ này đã có thể vượt qua hàng triệu kilômet. Trên các boong tàu Essex từng triển khai những máy bay cực mạnh, biến các tàu này thành thế lực thống trị đại dương. Mỹ đã đóng 24 tàu sân bay này. Chúng liên tục được hiện đại hóa, nhưng điều đó cũng không bảo vệ chúng khỏi cảnh bị loại bỏ. Tàu sân bay Essex cuối cùng hoạt động trong biên chế hạm đội Mỹ đến giữa thập kỷ 1970.
Các tàu sân bay lớp Essex có thể đã vượt hàng triệu kilomet (hlj.com)
Drednought
21.000 tấn trọng lượng của Drednought tự nó nói lên tất cả. Một loạt đạn pháo của con quỷ biển này bằng các khẩu pháo của tất cả thiết giáp hạm trong chiến tranh Nga-Nhật cùng nhả đạn. Uy lực của nó khó tả đến nỗi, với thời gian Drednought đã trở thành một danh từ chung, còn trong dân gian bắt đầu nghĩ ra những truyền thuyết.
Một loạt đạn pháo của Drednought mạnh hơn loạt đạn của tất cả thiết giáp hạm trong chiến tranh Nga-Nhật (theminiaturespage.com)
Khu trục hạm lớp Arleigh Burke
Khu trục hạm lớp Arleigh Burke là tàu chiến sản xuất loạt. Hải quân Mỹ hiện có trong biên chế 62 tàu chiến lớp này. Mỗi tàu được trang bị 90 bệ phóng thẳng đứng, cho phép tấn công bất kỳ mục tiêu mặt đất và dưới nước, thậm chí bắn được cả vệ tinh trong vũ trụ.
Arleigh Burke là khu trục hạm chủ lực của Hải quân Mỹ (stormfront.org)
Chủ lực hạm Iowa
Chủ lực hạm Iowa được trang bị 9 khẩu đại pháo 406 mm và 10-20 khẩu pháo 127 mm, nhưng vẫn có tốc độ lên tới 57 km/h. Mỹ đã đóng tổng cộng 4 chủ lực hạm lớp Iowa, chúng đều đã trải qua Thế chiến II, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Nay cả 3 tàu đã trở thành viện bảo tàng.
Vũ khí khủng khiếp nhất trên các chủ lực hạm lớp Iowa là 9 khẩu pháo khổng lồ 406 mm (en.wikipedia.org)
Tàu sân bay Nimitz
Tàu chiến đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại là Nimitz. Con quỷ biển này có lượng giãn nước 100.000 tấn. Các sự kiện ở Nam Tư và Iraq đã cho thấy, tàu sân bay có sức mạnh chiến đấu khó tưởng tượng. Nimitz đã chứng minh rằng, nó có thể quét sạch cả những đất nước khỏi mặt đất, trong khi nó không hề sợ bất cứ loại vũ khí chống hạm nào. Chỉ có tên lửa hạt nhân có khả năng tiêu diệt con quỷ biển này. Tàu sân bay Nimitz được xem là chúa tể đại dương thế giới hiện nay.
Tàu sân bay hạt nhân hạng nặng lớp Nimitz - chiến hạm có uy lực nhất trong lịch sử loài người (globalmilitaryreview.blogspot.com)
Theo VietNamDefence
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng