Điểm lại 10 sự kiện tai tiếng mang tính biểu tượng trong lịch sử ngành công nghiệp trò chơi điện tử
Để có được thành công ngày hôm nay, ngành game đã từng suýt bị thổi bay.
- Khổ như game thủ Liên Quân, đang leo rank thì gặp đại họa cũng chỉ vì căn bệnh ám ảnh của iPhone 13 Pro Max
- Hỏi một câu vu vơ, nam game thủ sở hữu kho đồ trị giá hơn 10 tỷ bất ngờ bị cấm giao dịch
- Xuất hiện game FPS có đồ họa và gameplay y như thật, ai không biết cứ nghĩ đây là Body cam ngoài đời
- Nghỉ lễ tận 5 ngày, tranh thủ săn vài deal phụ kiện giải trí hay ho để cày game, cày phim xả láng, nhiều món sale tới 50%
- 5 laptop dưới 20 triệu Đồng với cấu hình mạnh mẽ cho game thủ
Lịch sử ngành game đã có những thời điểm rất ấn tượng, nhưng cũng có những khoảnh khắc cực kỳ tồi tệ mà mọi người nhớ mãi. Dưới đây là 10 khoảnh khắc tệ nhất đã từng xảy ra trong ngành công nghiệp game.
10. Lái buôn “gom hàng” các máy console thế hệ mới
PlayStation 5 và Xbox Series ra mắt vào năm 2020 và đó cũng là thời điểm xảy ra đại dịch toàn cầu, dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung. Việc khan hiếm hàng hóa này kéo dài đến tận cuối năm 2022.
Điều khiến mọi việc tồi tệ hơn chính là trong bối cảnh hàng hóa khan hiếm, giới lái buôn lại ra sức dùng mánh lới để thu gom mọi chiếc PS5 hay Xbox Series được bán ra. Họ sử dụng bot để mua hết nguồn hàng khả dụng nhanh nhất có thể và sau đó bán lại với giá cao hơn.
Trong thời buổi khan hiếm, thậm chí có người còn sẵn sàng trả đến 1.500 USD cho một chiếc PS5, trong khi mức giá chưa tới 500 USD.
9. Sự kiện ra mắt Xbox One
Sau thành công của Xbox 360, thế hệ Xbox mới được mong đợi sẽ là con gà đẻ trứng vàng, giúp Microsoft cân bằng cán cân với Sony, tuy nhiên, hãng lại biến nó thành một thảm họa bằng những quyết định khiến game thủ thất vọng.
Thay vì tập trung giới thiệu các tính năng xoay quanh game, thì sự kiện lại tập trung vào việc biến Xbox One thành trung tâm giải trí với các nội dung phim ảnh, nhạc,... Không những thế, game thủ còn bị buộc phải luôn kết nối khi sử dụng máy, hay cần phải mua máy kèm phụ kiện Kinect, gây ra nhiều lo ngại về tính bảo mật.
Điều tệ hại hơn và có lẽ cũng là nguyên nhân khiến cộng đồng game thủ phẫn nộ chính là việc Microsoft đưa ra hệ thống chống người dùng chia sẻ đĩa game cho nhau, hay bán lại sau khi chơi xong. Chỉ ngay sau sự kiện của Xbox, Sony đã tung ra một video hướng dẫn cách chia sẻ game PS4 dài chỉ 20 giây nhưng cũng đủ để hạ knock out đối thủ.
Sau sự kiện đáng xấu hổ này, Microsoft đã đưa ra các thông báo thay đổi chính sách sử dụng trong việc kết nối, yêu cầu Kinect và chia sẻ đĩa game.
8. Cái chết của Adobe Flash Player
Có lẽ cũng còn rất nhiều người nhớ đến thế hệ vàng của những game Flash. Việc Adobe Flash Player chính thức bị khai tử cũng dẫn đến sự biến mất của vô vàn tựa game, khi chúng không được chuyển sang nền tảng khác.
Apple có lẽ chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc khai tử Flash. Công ty đã chỉ trích bản chất đóng của Flash và tung hô Dynamic HTML và HTML 5 chính là tương lai của mạng.
7. Cuộc tấn công mạng dịp Giáng Sinh năm 2014
Trong buổi sáng Giáng Sinh 2014, hòa cùng với tiếng cười nói nhộn nhịp là tiếng phàn nàn của hàng triệu game thủ khi chế độ chơi mạng trên chiếc console yêu quý lại không hoạt động được.
Một nhóm hacker tên là Lizard Squad đã tấn công DDoS vào server của PSN và Xbox Live trong dịp Giáng Sinh khiến chúng bị tê liệt hoàn toàn. Sự việc không chỉ kéo dài vài tiếng, mà đến tận nhiều ngày. Quả là một món quà Giáng Sinh đáng nhớ cho game thủ toàn thế giới.
6. NFT
Những vật phẩm hay chế độ chơi bổ sung mà game thủ phải dùng tiền thật để mua đã đủ gây khó chịu, nhưng khi NFT trở thành xu hướng, một số nhà làm game đã nhanh chóng nhận thấy đây là một cách để kiếm thêm tiền từ game thủ.
Các nhà làm game hứa hẹn NFT sẽ là những vật phẩm độc nhất thuộc quyền sở hữu riêng của game thủ, và thậm chí điều đặc biệt nhất là họ có thể mang NFT của mình từ game này sang game khác.
Tất nhiên, điều này chỉ là trên lý thuyết, thực tế thì không thể được như vậy vì để dùng một món đồ mà bạn mua từ game này trên game khác đòi hỏi sự hợp tác từ các studio và nhà phát hành game.
Cuối cùng, xu hướng NFT không còn xuất hiện trong kế hoạch của nhiều hãng game lớn và không ít game thủ hy vọng nó sẽ không quay trở lại.
5. Nintendo ngừng phát hành một lượng lớn game trên cửa hàng
Nintendo thông báo đóng cửa cửa hàng eShops của Wii U và 3DS, điều này có nghĩa là khoảng 2000 tựa game chỉ phát hành dưới dạng kỹ thuật số sẽ hoàn toàn biến mất vào ngày 27 tháng 3.
Nếu người dùng muốn chơi những game cổ điển, họ chỉ có thể chơi qua Switch Online, nhưng vẫn có nhiều game không xuất hiện trên nền tảng này.
4. DLC giáp ngựa của The Elder Scrolls IV: Oblivivion
Năm 2016, Bethesda mang đến cho người chơi Oblivivion một bản nâng cấp “dung nhan” cho… ngựa trong game. Với chỉ 2,5 USD, con ngựa của bạn sẽ có thêm bộ giáp vàng cực ngầu.
Vào lúc đó, những việc như mua vật phẩm trong game (microtransaction) vẫn chưa phổ biến và Bethesda có lẽ chính là một trong những hãng đã mở đầu cho xu hướng gây tranh cãi vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Bộ giáp ngựa ngày lại rất thành công về mặt doanh thu và chứng minh mô hình kinh doanh vật phẩm sẽ mang đến lợi nhuận. Cuối cùng, ngày nay chúng ta đã quá quen với việc bỏ 60 USD để mua game và có thể sẽ bỏ thêm kha khá tiền để mua vật phẩm trong game.
3. Phiên điều trần thượng viện Mỹ về game bạo lực năm 1993
Năm 1993, Ủy ban về các vấn đề chính phủ và tư pháp Mỹ đã tổ chức phiên điều trần quốc hội với các đại diện từ những công ty nổi tiếng ngành game như Nintendo, Sega, Activision, ...
Phiên điều trần xoay quanh những vấn đề bạo lực, chuẩn mực đạo đức trong game. Nhiều cái tên quan trọng trong chính phủ đã chỉ trích mạnh mẽ “sự mô tả bạo lực chân thực trong video game”. Điều xảy ra vào năm 1993 và một trong những game được dùng để làm ví dụ cho tiêu chuẩn “chân thực” là Mortal Kombat.
Kể từ đó, đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối liên kết giữa bạo lực và game. Tuy nhiên, phiên điều trần cũng mang đến một vài kết quả tốt, nổi bật là hệ thống đánh giá tuổi ESRB.
2. Vụ hack PSN 2011
Vào mùa xuân năm 2011, hàng triệu game thủ PSN trên toàn thế giới phải offline. Tuy nhiên, mọi chuyện không dừng lại chỉ ở việc mất kết nối, dữ liệu cá nhân của gần 77 triệu tài khoản đã bị xâm phạm.
Ngày đầu tiên, Sony cho biết quá trình khôi phục sẽ mất chỉ vài ngày, nhưng sau đó, công ty thừa nhận đã bị hack và tên tài khoản, địa chỉ email, ngày sinh, địa chỉ nhà, mật khẩu PSN, lịch sử mua sắm, câu trả lời bảo mật, ... của hàng triệu người dùng đã bị lộ. Thậm chí, Sony còn nói không loại trừ khả năng thông tin thẻ ngân hàng cũng đã bị lấy cắp.
Phải mất đến tổng cộng 23 ngày để Sony đưa mọi thứ hoạt động trở lại. Đây là một lời cảnh tỉnh cho mọi công ty về tầm quan trọng của bảo mật.
1. Vỡ bong bóng thị trường game giai đoạn 1983-1985
Vào thời điểm thị trường game đã rơi vào trạng thái bão hòa với rất nhiều game và hệ máy chất lượng thấp, doanh thu ngành công nghiệp game chứng kiến mức sụt giảm 97%: từ gần 3,2 tỷ USD năm 1983 xuống còn vỏn vẹn 100 triệu USD trong năm 1985.
Nhưng cũng chính điều này đã giúp mở ra một cánh cửa mới. Một công ty đã nhìn thấy tương lai trong bối cảnh đầy đen tối và từ đó, NES của Nintendo ra đời. Đây là chiếc máy chơi game gia đình tuyệt vời, giải quyết được mọi vấn đề tồn đọng từ trước.
Nintendo áp dụng hệ thống bản quyền Nintendo Licensing System và hệ thống kiểm soát chất lượng Nintendo Seal of Quality, cả hai đã giúp mang đến những tựa game hấp dẫn, đủ để lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng.
Có thể nói Nintendo và NES là một phép màu giúp hồi sinh ngành công nghiệp game từ vực thẳm sụt giảm 97% những tưởng sẽ khiến nó biến mất mãi mãi. Nhờ Nintendo mà chúng ta mới có được một thị trường game nhộn nhịp như ngày hôm nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng