Google Ara là dự án điện thoại xếp hình thông minh dựa trên nguyên lý lắp ghép các module lại với nhau để nâng cấp hoặc loại bỏ các tính năng không cần thiết trên chiếc điện thoại Ara của mình như module camera, thẻ nhớ, pin,…. và thậm chí là cả chip xử lý.
Lần đầu tiên được nghe về dự án điện thoại được gắn kết bởi các mô-đun rời như PhoneBlock (năm 2013) giới công nghệ đã không khỏi bàng hoàng, trầm trồ nhưng kèm theo đó là những nghi ngờ về thành công của dự án này khi đó chỉ là ý tưởng được đưa ra bởi một nhóm các nhà nghiên cứu. Ngay cả những người đam mê công nghệ cũng chỉ dám nghĩ đó là một giấc mơ. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng tuyệt vời khi các thành phần của điện thoại có thể thay đổi được mà không có một giới hạn nào cho phần cứng. Với một điện thoại giá rẻ ban đầu, bạn có thể nâng cấp các thành phần rời để sau đó thiết bị sẽ trở thành một siêu phẩm thực thụ.
Dự án Ara là gì?
Vào tháng 10 năm ngoái, Motorola đã công bố dự án Ara (Project Ara), một nền tảng module sẽ thay đổi cách chúng ta nghĩ về phần cứng điện thoại thông minh. Ngay cả sau khi Motorola được bán cho Lenovo, Google cũng đã giữ lại dự án này cho riêng mình và hứa hẹn nó sẽ trở thành hiện thực với sự đầu tư lớn cùng sức mạnh công mạnh mẽ của họ.
Với tên gọi Project Ara, nó khiến người dùng nghĩ đến ý tưởng Phonebloks mà nhà thiết kế Dave Hakkens của Hà Lan từng công bố vào đầu tháng 9 năm ngoái. Trong tuyên bố của mình liên quan đến Project Ara, Motorola cho biết công ty sẽ chọn Android làm nền tảng chính, kết hợp với đó là dựa vào các nhà phát triển của bên thứ 3 để đẩy nhanh tốc độ ra mắt sản phẩm.
Nền tảng của thiết bị Ara là một bo mạch chủ được tích hợp Wi-Fi và trang bị sẵn màn hình cảm ứng với 3 kích thước khác nhau (4 inch, 5 inch và có thể là 6 inch) để các module khác có thể kết nối vào, cùng một loạt các module tính năng được bán riêng như module pin, khe cắm sim, khe thẻ nhớ, camera, jack tai nghe, các cổng giao tiếp….Google Ara chỉ hoạt động khi bạn lắp thêm cho máy đủ các thành phần cơ bản như một chiếc điện thoại thông thường, điều có có nghĩa là bạn phải chi thêm một khoản cho mô-đun pin, sim…
Điều gì hứa hẹn từ Project Ara?
Ngày 15 tháng 4 tới đây, Google được kỳ vọng sẽ chính thức ra mắt Project Ara với mô hình đầu tiên và hãng cũng hy vọng mô-đun này sẽ thu hút được các nhà đầu tư trên thế giới. Bởi những lợi ích mà mô-đun phần cứng cung cấp cho ngành công nghiệp di động và cho người tiêu dùng là không nhỏ.
Điểm mạnh của Project Ara là nó cho phép người dùng tùy chỉnh các thiết kế riêng cho thiết bị cầm tay của họ để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Ví dụ người dùng này có thể ưa thích một thiết bị nhiều tính năng với thiết kế màn hình to để có thể đọc báo xem phim người dùng khác lại thích nhỏ gọn, cầm vừa tay, mỏng, nhẹ… Tất cả đều phụ thuộc vào mong muốn của người dùng, thay vì đắn đo lựa chọn một loại smartphone nào đó. Chính vì vậy, người ta luôn ví von Ara giống với những bữa tiệc buffet công nghệ. Chưa kể đến việc điện thoại mô-đun còn giúp cắt giảm lượng chất thải phát sinh khi người dùng làm hỏng điện thoại của mình bởi các thành phần không sử dụng đến có thể được thu gom để tái chế.
Nhận định từ chuyên gia
Tuy nhiên, Raul SFAT và tập đoàn B2X lại cho rằng việc đưa ra thiết bị này có thể ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, nhà cung cấp, và các ngành công nghiệp điện thoại di động. Trong đó, tập đoàn B2X đã có một lịch sử lâu dài về cung cấp hậu mãi và chăm sóc khách hàng với các thiết bị điện tử tiêu dùng. Họ cũng đã có mối quan hệ mật thiết với một số nhà sản xuất lớn, các nhà cung cấp bảo hiểm, nhà khai thác mạng điện thoại di động và thậm chí cả các nhà bán lẻ khác nhau trên toàn thế giới.
Dù mới thành lập vào năm 2006, công ty đã xử lý hơn 10 triệu sự cố dịch vụ mỗi năm và có một đội ngũ gần 400 nhân viên. Trong thời gian đó, B2X đã có một sự hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp điện thoại di động toàn cầu đặc biết là vấn đề phục vụ và sửa chữa thiết bị điện tử tiêu dùng. Vì vậy nhận định của Raul ở phần trên là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, khó có nhà sản xuất nào sẽ chấp nhận việc Google Ara ra đời. Thông thường chi phí thay hoặc nâng cấp điện thoại di động khá cao và cũng chính là nguồn thu béo bở cho các ông lớn như Apple hay Samsung. Tất nhiên, doanh thu cho việc chỉ thay riêng một mô-đun không thể bằng một smartphone, sẽ chẳng có ai chịu từ bỏ nguồn thu lớn tới vậy khi mà lợi ích trước mắt của họ bị ảnh hưởng. Do đó, việc thuyết phục được các nhà phát triển để Project Ara thực sự được triển khai sẽ trở thành thách thức lớn nhất đối với Google.
Project Ara sẽ thay đổi mô hình chăm sóc khách hàng hiện nay
Nếu vô tình bạn làm vỡ màn hình hay một vấn đề nào đó xảy ra với smartphone thì việc đầu tiên cần làm là mang đến trung tâm bảo hành để hãng có thể tiếp nhận sản phẩm của bạn. Với các điện thoại thông thường thì việc đó hoàn toàn đơn giản. Nhưng với điện thoại mô-đun, bạn sẽ phải mang tới rất nhiều nhà cung cấp khác nhau để thay bộ phận bị hỏng vì thiết bị này được tùy chọn từ thiết kế đến cấu hình. Từ đó việc bảo hành sẽ lâu hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, B2X đã đưa ra một giải pháp đó là bảo hành từng phần của điện thoại, việc này vừa có thể giảm chi phí cho các nhà sản xuất, đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Nếu xác định được bộ phận hỏng hóc, người dùng có thể gửi mô-đun đó về hãng cung cấp. Điều này không chỉ đem lại một trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng mà còn tiết kiệm thời gian bảo hành hiện nay. Đặc biệt các mô-đun này có thể dễ dàng tái chế, tái sử dụng hoặc cải tạo.
Thế hệ điện thoại trong tương lai
Project Ara chắc chắn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho làng di động nhưng Google sẽ phải vượt qua những thách thức rất lớn để biến smartphone tiềm năng này thành hiện thực. Một số vấn đề rõ ràng nhất gặp phải với dự án chính là cách thức mô-đun kết nối qua giao diện tiêu chuẩn riêng, giữ kích thước điện thoại với trọng lượng phù hợp, đảm bảo phê chuẩn theo một cấu hình riêng. Tuy nhiên đó không phải là điều bất khả thi để biến Project Ara từ một ý tưởng đầy tham vọng thành thực tế, mặc dù việc thương mại vẫn còn là dấu hỏi.
Tham khảo: AndroidAuthority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng