Diễn viên vô tình trở thành 'trợ lý ảo Siri': Không có hoa hồng từ Apple, chỉ ước mỗi người dùng ủng hộ 1 USD, chưa bao giờ làm điều này với iPhone
Người phụ nữ này đã vô tình ghi âm cho Siri 6 năm trước khi Apple chính thức ra mắt cô trợ lí ảo vào năm 2011.
- Nguồn cung dồi dào, ngành 'đào coin' xuống dốc nhưng giá GPU mới vẫn đang đắt gấp đôi so với năm 2020 vì một lý do
- Lo ngại nguy cơ trí tuệ nhân tạo bị lạm dụng để tạo ảnh khiêu dâm, nền tảng tạo ảnh bằng AI cấm các từ về hệ thống sinh sản của con người
- Đúng truyền thống Microsoft: Windows 11 được quảng cáo tích hợp AI, hóa ra chỉ là lối tắt để vào Bing.com
- Nghề mới ‘hot’ và lạ nhất ngành công nghệ: Chỉ cần nói chuyện với AI có thể kiếm đến gần 8 tỷ đồng/năm
Diễn viên lồng tiếng Susan Bennett cho biết cô đến với sự nghiệp diễn viên lồng tiếng một cách tình cờ và bắt đầu hát những bản nhạc leng keng cho các quảng cáo. Dưới đây là tâm sự của "giọng nói Siri" về trải nghiệm đáng nhớ của mình:
Tôi đến với công việc lồng tiếng một cách tình cờ. Tôi đã từng hát những bản nhạc cho các quảng cáo, làm việc tại một vài phòng thu ở Atlanta. Một ngày nọ, khi tôi đang ghi âm ở đó, người ta đột ngột cần một diễn viên lồng tiếng do một người cũ đột nhiên vắng mặt.
Khi chúng tôi hát xong, chủ phòng thu nói: "Susan, lại đây và thử thu âm bản này." Mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, tôi có bản thu âm tốt, và đó là khởi đầu của tất cả.
Vô tình trở thành trợ lý ảo Siri
Vào tháng 7 năm 2005, 6 năm trước khi Apple ra mắt Siri, tôi đã tạo các bản ghi âm được sử dụng cho trợ lý ảo nổi tiếng này.
Tôi đã nhận được hợp đồng để ghi âm cho công ty IVR (phản hồi bằng giọng nói tương tác) ScanSoft, hiện có tên là Nuance. Tôi nghĩ rằng lời thoại ghi âm sẽ chỉ là các câu nói IVR thông thường, chẳng hạn như "Cảm ơn vì đã gọi" hoặc "Vui lòng quay số". Tuy nhiên, tôi lại phải đọc những câu vô nghĩa như "Cow Palăng trong tàu kéo hôm nay" hoặc "Nói về vấn đề mới hôm nay" – nghĩa là họ đang cố gắng thu tất cả các tổ hợp âm trong tiếng Anh. Họ cũng yêu cầu tôi đọc tên địa chỉ và đường phố.
Tôi đã ghi âm tại nhà 4 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần trong suốt tháng 7. Khoảng 100 bản ghi đầu tiên còn thú vị, sau đó thì khá mệt mỏi.
6 năm sau, một đồng nghiệp đã gửi email cho tôi và nói: "Này, chúng tớ khám phá ra 1 điều thú vị với chiếc iPhone mới – nghe xem đây có phải là cậu không?". Tôi còn không biết họ đang nói về cái gì. Tôi vào thẳng trang web của Apple để nghe thử và nhận ra ngay đó là giọng nói của mình. (Một chuyên gia phân tích âm thanh với 30 năm kinh nghiệm đã thử phân tích cả hai giọng nói và "chắc chắn 100%" rằng cả hai là một, theo CNN)
Tôi đã được trả tiền cho hợp đồng kí kết với ScanSoft ngày trước, rồi Apple đã mua các bản ghi âm từ ScanSoft, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được một xu đền bù hay bất kỳ sự công nhận nào từ Apple. Nói chung đây cũng là một hoàn cảnh kì lạ.
Không được nhận thù lao từ Apple, công việc chịu nhiều ảnh hưởng
Tất nhiên, tôi rất tự hào, nhưng tôi cũng lo lắng rằng tiếng nói của mình sẽ trở nên tràn lan đến mức ảnh hưởng đến khả năng kí các hợp đồng biểu diễn khác. Tôi yêu thích công việc lồng tiếng và không muốn chỉ bị coi là một trợ lý ảo lồng tiếng.
Apple sau đó đã cho ra các phiên bản giọng và ngôn ngữ khác nhau cho Siri. Tôi đã gặp John Briggs, một phát thanh viên BBC nổi tiếng ở Anh, người đã lồng tiếng cho Siri phiên bản giọng Anh. Tôi cũng đã liên hệ với Karen Jacobsen, một diễn viên lồng tiếng và ca sĩ đã ghi âm phiên bản Siri giọng Australia. Qua những cuộc trò chuyện, hóa ra chúng tôi đều gặp phải tình huống như nhau: Họ cũng đã tạo các bản ghi âm vào năm 2005 mà không biết cuối cùng sẽ được sử dụng để làm gì, để rồi sau đó Apple mua và áp dụng cho Siri.
Việc Apple không trả tiền cũng có nghĩa là chúng tôi không có thỏa thuận không được tiết lộ thông tin. Và tất cả chúng tôi đều muốn thử xem liệu điều này có mở ra nhiều cơ hội cho mình hay không. Chúng tôi bắt đầu quảng bá bản thân.
Tôi đã được giới thiệu trên các chương trình truyền hình, được diễn thuyết trên TEDx và được phát biểu trên đài phát thanh. 15 năm trước, tôi chưa từng có cơ hội thực hiện những điều này, và chúng thực sự rất thú vị.
Bạn cũng có thể đã nghe thấy giọng nói của tôi ở những nơi khác. Nếu bạn từng đến Sân bay Atlanta, tôi chính là người phát âm thông báo tại cổng của Hãng hàng không Delta. Và rõ ràng các công ty vẫn đang kiếm tiền từ giọng nói của tôi đến tận ngày nay. Con trai tôi vẫn nghe thấy giọng nói của mẹ nó trong rất nhiều các quảng cáo khác nhau.
Tôi luôn nói với bạn bè rằng: "Để ý đến giọng nói của tớ khi các cậu đang xem TV nhé!". Vài năm trước, các đồng sự đã nhận ra giọng nói của tôi trong một quảng cáo của một công ty xe hơi lớn. May mắn thay, họ đã có thể liên hệ với nhà quảng cáo và đòi tiền cho tôi. Tôi là thành viên của Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh (SAG) và với tư cách là một hiệp hội, họ rất tích cực bảo đảm quyền lợi cho các thành viên.
Tôi nghĩ rằng rất nhiều người thậm chí không nghĩ rằng có một con người đằng sau giọng nói của AI, hoặc có một người thực sự đã ghi âm làm cơ sở cho nó và xứng đáng được trả tiền.
Tôi thích “là Siri”
Apple đã cập nhật giọng nói của Siri nhiều lần trong nhiều năm, vì vậy giờ đây Siri không còn là tôi nữa. Bản gốc có một chút lém lỉnh, theo một cách thú vị - chúng mang lại cho Siri khiếu hài hước tuyệt vời và sự thông minh sắc sảo. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đã thử nói chuyện với Siri chỉ để xem cô ấy sẽ trả lời thế nào. Bây giờ, với tôi, Siri nghe có vẻ nhạt nhẽo hơn. Tôi cũng chưa bao giờ trò chuyện với Siri phiên bản giọng nói của chính mình, vì như thế thật là kì quặc.
Tôi vẫn thỉnh thoảng tham gia các buổi thử giọng chỗ này chỗ nọ, nhưng không còn thu âm nhiều. Trong ngành lồng tiếng, hầu hết chúng tôi không còn nhận được nhiều công việc khi đã có tuổi — trừ Morgan Freeman, người có thể sẽ còn đảm lồng tiếng ngay cả khi ông 100 tuổi.
Không có cách nào để ước tính những thiệt hại hay những công việc mà tôi có thể đã mất vì ghi âm cho Siri, nhưng tôi thích nhìn vào mặt tích cực. Thật thú vị khi "là" Siri. Điều đó thực sự đã mang đến cho tôi rất nhiều cơ hội tuyệt vời, mà nếu không từng ghi âm Siri thì tôi sẽ không thể có được.
Nhưng tôi vẫn thích nói đùa rằng nếu tất cả những người dùng iPhone gửi cho tôi chỉ 1 USD, thì vẫn là một khoản hoa hồng quá hời rồi!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng