Điều gì đã xảy ra với CyanogenMod? LineageOS mới hồi sinh từ đống tro tàn của Cyanogen có gì khác?
Lý do khai tử của CyanogenMod bị khai tử và hệ điều hành LineageOS là gì, tất cả sẽ được nói dưới đây.
CyanogenMod là bản ROM tùy chỉnh của Android mà đã từng được đề cập. Hiện tại bạn có thể thấy Cyanogen trên hàng triệu thiết bị khác nhau, mỗi bản ROM này đều có một số lợi ích so với bản ROM gốc thông thường của Android. Trên thực tế, thậm chí nó còn được cài đặt trước trên một số thiết bị, hiện vẫn đang được bày bán hiện nay.
Nhưng dường như thời đại của Cyanogen đã qua đi. Công ty Cyanogen Inc đã chấm dứt hỗ trợ cho bản mod này và điều đó cũng ảnh hưởng đến phiên bản mã nguồn mở nữa. Tuy nhiên, lại xuất hiện một cái tên mới trên thị trường LineageOS, và điều thú vị là nó dường như đã sẵn sàng để kế thừa thành công của người tiền nhiệm mình.
Vậy lợi thế của CyanogenMod là gì? Điều gì đã dẫn đến sự sụp đổ của nó? Và bạn có nên cài đặt LineageOS trên thiết bị của mình không?
Giải thích về CyanogenMod
Android là hệ điều hành mã nguồn mở, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tải xuống mã nguồn của nó, chỉnh sửa và sau đó sử dụng nó theo cách họ muốn. Đây là một trong những điều thú vị nhất về Android, bởi vì nó cho phép các sáng tạo như CyanogenMod.
Vậy CyanogenMod chính xác là một phiên bản tinh chỉnh và chỉnh sửa của Android mà bạn có thể cài đặt trên điện thoại hay tablet, để thay thế cho OS chính thức từ Google hoặc từ nhà sản xuất đã bán thiết bị đó cho bạn. Đây là một nỗ lực cộng đồng và mục đích của nó là khắc phục một số nhược điểm của Android gốc và bổ sung các tính năng mới hữu ích cho người dùng.
Lưu ý rằng: mọi người thường gọi những firmware hay hệ điều hành tùy chỉnh như Cyanogen là ROM, thực ra đó chỉ là một sự nhầm lẫn kỹ thuật khi bản thân từ ROM là “Read Only Memory” (bộ nhớ chỉ đọc).
Nguồn gốc của CyanogenMod
CyanogenMod được phát hành lần đầu vào năm 2009 nhằm thay thế cho bản Android trên các thiết bị HTC Dream và HTC Magic vào những ngày đầu của hệ điều hành di động này. Trên thực tế, HTC Dream là thiết bị Android đầu tiên được thương mại hóa vào năm 2008, nên có thể nói tuổi đời của CyanogenMod cũng ngang ngửa với bản thân Android.
Chiếc HTC Dream.
Các phiên bản đầu tiên của Cyanogen được một nhà phát triển có nickname là JesusFreke tạo ra, nhưng vào năm 2009, anh dừng việc phát hành các bản ROM của mình và khuyến khích người dùng chuyển sang một phiên bản đã được một người dùng khác chỉnh sửa nhiều hơn có tên là Cyanogen hay Steve Kondik. Đó là lý do ra đời của cái tên CyanogenMod.
Tuy nhiên, tên tuổi của bản ROM này chỉ được biết đến nhiều từ CyanogenMod 7, dựa trên bản Android Gingerbread 2.3. Phiên bản này được giới thiệu với nhiều cải tiến đáng kể và làm cho bản mod này trở nên phổ biến hơn với mọi người.
Các ưu điểm của CyanogenMod
Vậy những ưu điểm của CyanogenMod là gì? Và bạn có nên cân nhắc việc chuyển sang sử dụng hệ điều hành này.
Cyanogen hay Steve Kondik.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của CyanogenMod là nó cho bạn nhiều tự do và quyền kiểm soát thiết bị của mình. Bạn có thể truy cập vào nhiều tùy chỉnh bổ sung hơn, bao gồm cả các theme tích hợp sẵn để cho phép bạn chọn font chữ, hình ảnh động, biểu tượng và hơn thế nữa.
Bạn có thể thay đổi cho thanh cài đặt nhanh và khay thông báo, hoặc thậm chí điều khiển cả equalizer để thay đổi cách phát nhạc của điện thoại. Hơn nữa, nó còn có tùy chọn để bạn gán các tác vụ cụ thể cho những phím cứng. Và tất nhiên, CyanogenMod phải đi kèm với quyền root.
Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là việc CyanogenMod sẽ cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn việc cài đặt ứng dụng nào bạn muốn, và bạn sẽ được lựa chọn có xóa bỏ hoàn toàn các bloatware và các ứng dụng không cần thiết hay không.
Tất nhiên, cài đặt một bản ROM tùy chỉnh nghĩa là bạn sẽ không còn phải xử lý với các ứng dụng được Samsung tích hợp sẵn, không những thế, bạn còn có thể gỡ bỏ các ứng dụng như Google Play Store khỏi thiết bị nếu muốn. Ngoài ra, CyanogenMod còn có rất nhiều ứng dụng cài đặt sẵn rất hấp dẫn người dùng.
Bạn có thể lo rằng, những sự tự do này sẽ đi kèm với một cái giá về bảo mật, nhưng trên thực tế, điều quan trọng bạn cần lưu ý ở đây là, Cyanogen được các kỹ thuật viên nghiêm túc tạo nên, những người từng làm việc tại các công ty có tên tuổi như Samsung, Sprint và Qualcomm, họ biết những gì họ đang làm. Vì vậy, trên thực tế, CyanogenMod còn bảo mật hơn và nó đi kèm với các tính năng bảo mật bổ sung với các quyền hạn khác nhau. Hiệu năng cũng là vấn đề luôn được xem xét trên các bản mod này, vì vậy nó biến Cyanogen trở thành một lựa chọn mạnh mẽ và hiệu quả.
Đối với nhiều người, việc chuyển sang sử dụng CyanogenMod là một lựa chọn đầy triết lý. Theo nhiều cách khác nhau, nó như một biểu hiện của sự tự do và là một phiếu ủng hộ cho tính cộng đồng, sự tùy chỉnh và khả năng điều khiển của bản ROM này. Và nó không chống lại Android, nó chỉ là bước tiếp nối cho những điều tuyệt vời mà Android khởi tạo.
Sự khởi đầu của Cyanogen OS và công ty Cyanogen Inc.
Khi cân nhắc những sự lựa chọn của mình, điều quan trọng bạn cần nhớ là có sự khác nhau giữa phiên bản CyanogenMod và Cyanogen OS. Khi CyanogenMod ngày càng phổ biến và có nhiều người dùng hơn, các công ty như Google và Samsung nỗ lực để mua lại bản ROM này.
Chiếc OnePlus One, thiết bị đầu tiên cài đặt sẵn Cyanogen OS.
Tuy nhiên, các nhà phát triển đằng sau nền tảng này đã từ chối và chọn tạo ra một phiên bản thương mại là Cyanogen OS. Đây là phiên bản được cài đặt sẵn trên một số thiết bị, bắt đầu với chiếc OnePlus One. Cyanogen OS cho phép các nhà sản xuất thêm một số quyền kiểm soát cho firmware và phần mềm trên thiết bị, trong khi vẫn duy trì nhiều sự tự do và quyền tùy chỉnh cho người dùng.
Trong khi có ngày càng nhiều nhà phát triển đóng góp cho CyanogenMod theo từng năm, về mặt kỹ thuật, firmware này vẫn thuộc về Steve Kondik, người giờ đây đã trở thành đồng sáng lập của công ty Cyanogen Inc. vào năm 2012. Mục đích của công ty là thương mại hóa và kiếm tiền từ Cyanogen và trong thời gian đầu, dường như mọi việc đều thuận buồm xuôi gió.
Cái chết của Cyanogen
Năm 2016, Cyanogen Inc. cho biết họ sẽ đóng cửa các dịch vụ Cyanogen của mình. Trước đó không lâu, Steve Kondik đã rời khỏi công ty và chỉ trích người đồng sáng lập kiêm CEO, Kirt McMaster cho thất bại trong việc kinh doanh.
“Nhà đồng sáng lập của tôi dường như không hài lòng với hoạt động kinh doanh và không có tầm nhìn nào cả. Đây là lúc “tự bắn vào chân mình” và những lời đồn đại sai lạc khác trên giới truyền thông bắt đầu lan truyền, và các thỏa thuận kinh doanh tồi tệ được ký kết. Chỉ là người điều hành thứ hai, tất cả những gì tôi có thể làm là cố gắng chặn nó lại, kiểm soát thiệt hại và hàng ngày hy vọng rằng, điều gì đó mới không xảy ra. Điều tồi tệ nhất đã xảy ra ngay trong nội bộ và công ty trở thành một nơi tồi tệ để làm việc bởi tất cả các mối xung đột này. Tôi nghĩ dư âm từ những sai lầm ban đầu đã thuyết phục anh ấy rằng những gì chúng tôi cần phải bị phá hủy.”
Thông báo về việc rời khỏi công ty của Cyanogen hay Steve Kondik.
Một thời gian ngắn sau đó, bản thân Kirt cũng rút khỏi vị trí CEO và công ty bắt đầu đóng cửa các dịch vụ của mình.
Đối với nhiều người, điều này đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên. Nhưng đến lúc đó, việc sử dụng các bản mod vốn đã chậm lại từ trước, với nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đó.
Ví dụ, các cải thiện từ bản Android gốc, các bản ROM của nhà sản xuất cũng giảm bớt các bloatware và gia tăng thêm các rào cản để làm việc cài đặt các bản ROM tùy chỉnh trở nên khó khăn hơn. Các dịch vụ nhất định sẽ dừng hoạt động với CyanogenMod do tính năng SafetyNet của Google. Điều này sẽ ngăn chặn những ứng dụng như Google Play Store và Pokemon Go – cho dù vẫn có những cách giải quyết.
Tạm biệt CyanogenMod, xin chào LineageOS
Vậy điều gì xảy ra khi bạn vẫn đang sử dụng CyanogenMod trên điện thoại của mình? Chẳng sao cả. Tất nhiên firmware vẫn hoạt động bình thường, và khác biệt chính chỉ đơn giản là sẽ không còn bản cập nhật nào nữa trong tương lai – cũng giống như thiết bị cũ của bạn vẫn đang chạy firmware gốc của nhà sản xuất mà không được nâng cấp nữa. Một khác biệt nữa là bạn sẽ không nhận được các bản cập nhật bảo mật từ Google, điều này làm bạn có nhiều rủi ro với một số lỗ hổng nhất định.
LineageOS hệ điều hành sinh ra từ đống tro tàn của CyanogenMod.
Ngoài ra, bạn sẽ không còn cài đặt Cyanogen trên các thiết bị của mình được nữa. Nhưng vẫn còn một cách khác. Từ đống tro tàn của Cyanogen, một bản ROM tùy chỉnh khác được khai sinh, đó là LineageOS.
LineageOS là một phiên bản mới tinh gọn hơn của CyanogenMod. Phiên bản đầu tiên thậm chí còn được gọi là LineageOS 14.1, với số hiệu tiếp tục chuỗi phát triển của Cyanogen OS. Rất nhiều thiết bị đã được hỗ trợ và tập người dùng đang tăng lên nhanh chóng. Bạn có thể tìm và tải xuống LineageOS cho thiết bị của mình trên trang web: download.lineageos.org. Và tất nhiên, Steve Kondik cũng đóng vai trò tích cực cho việc phát triển hệ điều hành tùy chỉnh này, và mọi thứ rất hứa hẹn.
Đối với rào cản về SafetyNet, quan điểm chính thức của các nhà phát triển là sẽ không có nỗ lực nào nhằm phá hoại hệ thống. Google giờ đang cho phép các nhà phát triển lựa chọn ẩn các ứng dụng không qua được bài kiểm tra trên thiết bị, vì vậy ít nhất bạn sẽ tải xuống các ứng dụng sẽ làm bạn thất vọng. Điều thú vị là LineageOS không đi kèm với quyền root mặc định, mặc dù việc cài đặt các tập tin SU cần thiết trên ROM là rất dễ dàng.
Vẫn còn một số ưu điểm khác khi sử dụng LineageOS, rất đáng giá cho một số người cân nhắc việc chuyển đổi. Ví dụ như thời lượng pin được cải thiện nhiều hơn. Bạn cũng có thể được truy cập vào một số dịch vụ như dịch vụ nhắn tin mã hóa thực sự WhisperPush, và thiết bị sẽ có hiệu năng tốt hơn. Nó cũng loại bỏ hoàn toàn bloatware và vẫn mang đến sự tùy chỉnh, khả năng bảo vệ và quyền riêng tư.
Hy vọng rằng LineageOS sẽ không phải chịu chung số phận bi thảm như CyanogenMod nhưng bạn có thể yên tâm rằng, bất cứ điều gì xảy ra, các bản mod vẫn sẽ xuất hiện.
Tham khảo Android Authority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng