Điều gì làm nên thành công của Surface? Hãy lắng nghe tâm sự của những tên tuổi cấp cao đến từ Microsoft
Phải là người trong cuộc mới có thể hiểu hết ngọn ngành mọi việc.
Những thiết bị máy tính của dòng Surface ngay từ khi ra mắt đã mang trên mình một nét đặc trưng độc đáo mà ít có thương hiệu nào để tâm đến hoặc đầu tư như vậy: Kết cấu bản lề. Ngay từ những phiên bản Surface đầu tiên ra đời cùng Windows 8 cho đến chiếc Surface Studio đột phá vừa ra mắt, mỗi thiết bị đều được cải tiến phần khớp bản lề tiếp giáp ngày càng hoàn thiện hơn. Đó là kết quả của cả một quá trình làm việc xứng đáng trong suốt những năm qua.
Surface Studio thực sự là một siêu phẩm dành riêng cho những trải nghiệm chân thực và công nghệ tiên tiến sắc nét nhất về hình ảnh, đồ họa. Hãy cùng lắng nghe những câu chuyện phía sau đội ngũ nghiên cứu và phá triển Surface của Microsoft - Surface Team - để hiểu hơn về lịch sử hình thành và hoàn thiện nên những chiếc máy tính đáng mơ ước này.
"Từ trước tới giờ chúng tôi thường bị gán cho cái mác đi kèm với những sản phẩm mang lại kết quả không được như mong muốn," Trưởng nhóm thiết kế sản phẩm của Microsoft- Ralf Groene thừa nhận, bên cạnh ông là chiếc Surface Studio sẵn sàng ra mắt tại sự kiện ở New York. Những cái kết không mong đợi kể trên bao gồm cả concept Surface RT gốc. Ban đầu, Microsoft xuất phát từ ý tưởng một chiếc tablet có thể tự dựng đứng trên mặt bàn làm việc, vốn được khởi xướng bởi Panos Panay, trưởng bộ phận thiết bị. "Quan niệm ban đầu vẫn luôn hướng đến một sản phẩm toàn diện hết sức có thể, dù có vẻ như ý nghĩa sâu xa đó lại không dễ để khách hàng đón nhận ngay lập tức."
Surface thực sự là một hồi chuông gióng lên khởi đầu cho một kỷ nguyên tablet và PC mới của Microsoft, mà một trong những điểm nổi bật nhất sau này là thiết kế bản lề và chống đỡ cho thiết bị. Microsoft muốn ra mắt Surface RT cùng với Windows 8, và chưa cần đến khi Surface Pro 3 được giới thiệu, công ty đã sớm nhận ra điều mà khách hàng mong muốn ở một chiếc lưng chống và bản lề linh hoạt. Chiếc Surface Pro 2 đã thừa hưởng nét đặc biệt đó với chống lưng hỗ trợ 2 góc xoay, thay vì góc xoay đơn từng bị "ném đá" trước đó.
Và lúc ấy, Microsoft biết mình đang bước đi đúng hướng trên con đường phát triển.
"Chúng tôi chỉ cần thêm chút thời gian để tìm ra và đem lên trang bị những kết cấu cơ học hoàn hảo nhất cho thiết bị," Andrew Hill, kỹ sư cấp cao tại Microsoft phát biểu. Một phần trong đó được đem vào đầu tư cho những bước đệm tạo nên thành công của Surface Book và Surface Studio ngày nay. "Mặc dù thiết kế bản lề của Surface Book có vẻ hoàn toàn khác biệt so với các thế hệ Surface trước, nhưng thực ra đó lại bắt nguồn từ một ý tưởng, một cách nghĩ và giải quyết của công ty," cho biết bởi Groene.
Kiến thiết nên Surface Studio cũng chính là những mong muốn của Microsoft về một thiết bị có khả năng chuyển màn hình về chế độ vẽ tay như tự nhiên. Những mẫu thử nghiệm ban đầu xuất hiện từ lâu được tích hợp thử một cảm biến điện dung đằng sau màn hình để khi chạm tay vào hay thả tay ra, nó sẽ phát lên âm thanh riêng biệt để báo hiệu, sau đó cho phép di chuyển màn hình. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng nó quá máy móc và không đi theo hướng đó nữa.
Một nguyên mẫu thử nghiệm khác bị trục trặc phần trục kết nối, do đó trong thời gian sửa chữa, nhóm lại tập trung thử sang khía cạnh tối ưu hóa cảm giác trọng lượng của màn hình để thao tác dễ dàng, trơn tru hơn. "Chúng tôi khiến mọi thứ ăn khớp hoàn hảo với nhau như trò chơi Tetris vậy. Kết cấu bên trong bản lề bao gồm 4 thanh trục, giữ cho phần trên và dưới luôn chuyển động nhẹ nhàng và hài hòa hết sức có thể," Groene chia sẻ.
Bản lề gập như một chiếc đèn bàn làm việc vậy, nhưng chắc chắn không phải để nằm phẳng xuống mặt bàn. "Rất nhiều thứ rắc rối khác xảy ra khi chúng tôi cho phép làm như vậy," Groene nhận định. Lỡ tay để hàng tá loại đồ đạc hay thậm chí tai nạn bất ngờ vì giẫm chân lên, do đó công ty không muốn đi theo thiết kế như vậy, nhưng vẫn muốn đảm bảo trạng thái làm việc thuận tiện và thoải mái nhất. Góc xoay 20 độ là lựa chọn khá tối ưu và phổ biến cho những bảng thiết kế, tương tự như những gì Disney áp dụng trong khâu làm việc của mình, và Microsoft cũng học tập như vậy.
Tựu chung những yếu tố đó lại là một sản phẩm cân bằng ở mọi khía cạnh, thỏa mãn những nhu cầu cần thiết vốn là sở trường dành cho Surface Studio. Những nhóm nghiên cứu không tự mình chế tạo các bộ phận riêng rồi phó mặc cho các kỹ sư lắp đặt, mà họ cùng bắt tay hòa hợp với nhau cùng lúc để cho ra ý tưởng thống nhất toàn diện, từ đó tiết kiệm được một khoảng thời gian lớn so với những cách thông thường.
"Chúng tôi chưa bao giờ có ý định khoe mẽ công lao của mình cả. Chính những sản phẩm sẽ nói lên công sức và thành quả của chúng tôi," Hill nhận xét. "Đó mới thực sự là điều quan trọng. Nếu nền tảng cốt lõi của thiết bị không tốt thì vẻ ngoài bóng bẩy của chúng cũng chẳng có nghĩa lý gì."
Groene cũng phát biểu thêm: "Surface là cả một chặng đường nghiêm túc mà chúng tôi phải vượt qua, đi cùng với sự phát triển lúc bấy giờ của WIndows 8 và nhiều áp lực cải tiến và hoàn thiện sản phẩm." Giờ đây Microsoft đã và đang từng bước khắc sâu tên thương hiệu Surface của họ vào tâm trí người dùng, coi nó như thể một nền tảng, một hệ sinh thái có tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với những kế hoạch sản xuất phần cứng khác. "CEO Satya Nadella dành rất nhiều giờ đồng hồ cho bước thiết kế hoàn chỉnh nhất," Groene tiết lộ, và nhóm thiết kế Windows cũng như Surface đã ngồi bàn bạc cùng nhau nhiều lần, tạo nên mạch làm việc hiệu quả, sôi nổi.
Chưa biết Surface Studio có phải là thiết bị nổi trội gây nên tiếng vang cuối cùng cho gã khổng lồ xứ Redmond hay không, nhưng chắc chắn đây là lần đầu tiên thế giới thấy một Microsoft mạnh mẽ, vươn mình cạnh tranh suýt soát với Apple. Từ những bước đầu tiên khi đem Surface Pro đối đầu với iPad và giờ đây là Surface Studio, Microsoft thực sự đã quyết định "chơi lớn" mạnh tay hơn trước rất nhiều. Tất nhiên, Apple vẫn luôn là một đối thủ đáng gờm và có những lợi thế cho riêng họ.
"Thương hiệu khác nhau thì lựa chọn cũng sẽ khác nhau mà thôi," tiếp lời Groene. "Chúng tôi khởi đầu từ việc tập trung tối ưu hiệu quả, năng suất công việc, và nay tiến thêm một bước đến thiết kế và sự sáng tạo ở một chiếc máy tính AIO linh hoạt, mượt mà này." Đó cũng chính là cách tiếp cận khác biệt hoàn toàn so với hướng đi của Apple cho chiếc iMac của họ. "Góc nhìn của mỗi công ty là khác nhau, đó là điều đương nhiên. Apple mang ra Pencil, chúng tôi có Stylus Pen. Cạnh tranh là điều dễ hiểu."
Nói đến chuyện cạnh tranh, Surface là dòng thiết bị đã khơi nguồn cảm hứng, tạo nên chất lượng và danh tiếng của riêng mình, mang dấu ấn riêng của Microsoft. "Thế giới công nghệ không đủ rộng lớn cho tất cả chúng ta, vì thế tất cả đều phải chịu áp lực từ phía nhau để mà cho ra sản phẩm tốt nhất, thu hút người dùng. Rồi sẽ đến lúc một thiết bị khác đánh bại chúng tôi, hoặc có thể chúng tôi vẫn may mắn giữ được vị thế này. Dù thế nào thì cũng không quan trọng lắm," Groene bày tỏ quan điểm một cách cởi mở.
Groene từ chối nói thêm về Surface Pro 5 hay Surface Book 2, nhưng ông cũng tiết lộ rằng Microsoft đã chuẩn bị cho những nước đi hoàn toàn khác biệt so với Apple. "Chúng tôi sẽ tạo nên một bước ngoặt lớn," Groene hài hước đáp lại, lảng tránh câu hỏi về khả năng phím ESC sẽ bị loại bỏ khỏi bàn phím tương lai. "Một màn trỗi dậy lớn nữa, nhưng chắc chắn sẽ không bỏ cổng headphone truyền thống đâu."
Tham khảo: theverge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng