Khi mà bạn ngừng nói chuyện, cơ thanh quản sẽ teo dần.
Bất kể ai trong số chúng ta cũng đều quen biết một vài người bạn ít nói. Và cũng bởi không bao giờ nói chuyện, mọi người thường có khá nhiều tò mò về họ - một cách nghiêm túc.
Thế nhưng, thỉnh thoảng vẫn sẽ có vài câu hỏi hài hước chợt lóe lên trong đầu bạn, chẳng hạn như: Điều gì sẽ xảy ra nếu họ không bao giờ nói chuyện – không phải một ngày, một tuần mà là 20 năm, thậm chí cả đời? Liệu họ có mất đi giọng nói của mình, vĩnh viễn?
Tiến sĩ Anil K. Lalwaini, một chuyên gia về tai mũi họng tại Đại học Columbia Hoa Kỳ, sẽ không ngại trả lời những câu hỏi vui vẻ như thế này cho bạn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu một người ngừng nói chuyện - từ bây giờ cho tới hết cuộc đời?
Trước khi bắt đầu, điều quan trọng cần làm rõ là chúng ta đang nói đến những ảnh hưởng của nhịn nói tự áp đặt. Nghĩa là nó không bắt nguồn từ vấn đề bệnh lý như chứng loạn vận ngôn, khó phát âm…, những rối loạn có thể gây ra bởi chấn thương não, tổn hại thần kinh hoặc sự suy giảm bệnh lý các cơ liên quan đến giọng nói.
Giả định của chúng ta ở đây là một người hoàn toàn bình thường, vì một lý do nào đó, chẳng hạn như một vụ cá cược, mà anh ta nhịn nói trong thời gian dài.
Bây giờ, để bắt đầu, hãy xét tác động chính đặt lên dây thanh quản. Mặc dù bạn chắc sẽ không cảm nhận dây thanh quản là một cơ bắp, nhưng nó chính xác là vậy. Và giống như bất kể một cơ bắp nào trên cơ thể, bạn sử dụng nhiều, nó sẽ phát triển và ngược lại.
“Khi mà bạn ngừng nói chuyện, cơ thanh quản sẽ teo dần”, tiến sĩ Lalwani cho biết. “Những sợi dây thanh âm sẽ không căng như độ căng vốn có như bây giờ”. Bạn vẫn có thể nói trở lại bất cứ khi nào bạn muốn, chỉ có điều giọng nói vốn có của bạn sẽ thay đổi.
Trong y khoa, nó được gọi là tình trạng presbylaryngis, miêu tả như sự teo của dây thanh âm. Tình bạn trạng này cũng xảy ra khi dây thanh âm lão hóa ở người lớn tuổi, nhưng cũng không khác gì, trong trường hợp bạn trẻ mà nhịn nói.
Về cơ bản, khi bị teo dây thanh quản, mức âm lượng bạn đạt được sẽ thấp hơn. Giọng nói của bạn cao hơn, âm mỏng và bạn sẽ phải cố gắng để nói được lưu loát trở lại. Vì vậy, có vẻ như đúng là nếu bạn không sử dụng giọng nói của mình thường xuyên nữa, bạn sẽ mất nó, một phần.
Vị trí và nguyên lý làm việc của dây thanh âm
Mặc dù vậy, tiến sĩ Lalwani cho biết tình hình sẽ không tệ đến nỗi dây thanh âm tiêu biến hoàn toàn. Lí do bởi chúng không đứng riêng rẽ một mình. Thanh quản và dây thanh âm là một phần của cổ họng. Một khi bạn ăn, uống, và cho dù không nói chuyện, thanh quản vẫn được vận động, đủ để nó được luyện tập ở mức độ thấp và duy trì được sự tồn tại.
Điều tuyệt vời nhất ở đây, nhịn nói không thể khiến cho thanh quản của bạn gặp tổn hại vĩnh viễn. Vì những cấu trúc và bố trí thần kinh vẫn còn, chúng có thể hồi phục, tiến sĩ Lalwani cho biết. “Chứng teo hoàn toàn chỉ có thể xảy ra nếu nguồn dây thần kinh bị đứt”.
Mặc dù vậy, cũng không hẳn là không có những tác động thần kinh trong quá trình một người nhịn nói dài hạn. Giáo sư Khoa học thần kinh Bijan Pesaran đến từ Đại học New York cho biết:
“Nếu bạn ngừng nói, số lượng tế bào thần kinh đang hoạt động, hoặc hoạt động tích cực phục vụ chức năng nói sẽ giảm đi. Các tế bào thần kinh này có thể được điều chuyển đi làm việc khác”.
Bạn có thể nói trở lại bất cứ khi nào bạn muốn, chỉ có điều giọng nói vốn có của bạn sẽ thay đổi
Hiệu ứng tương tự này xảy ra trên những người khuyết tật, chẳng hạn nó có thể giải thích tại sao người mù sẽ có một thính giác phát triển hơn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thần kinh này là nhẹ hơn rất nhiều so với những người bị câm do chấn thương thần kinh.
Và đúng như tiến sĩ Lalwani nói, một người vẫn có thể hồi phục giọng nói của mình, kể cả sau khi anh ta đã nhịn nói lâu dài một cách chủ động.
Vậy đó là câu trả lời. Nhịn nói lâu ngày sẽ khiến cho giọng của chúng ta thay đổi. Tiếng nói của bạn sẽ cao hơn, nhỏ và mỏng hơn. Nhưng bạn nói sẽ không mất đi tiếng nói của mình. Bởi vậy, bạn cũng không cần thiết phải lo lắng cho một người, nếu họ ít nói hoặc không bao giờ nói chuyện đi chăng nữa.
Tham khảo Digg, Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng