Giải pháp tích hợp Seawing kết hợp công nghệ diều với hệ thống điều khiển chuyến bay tự động do ngành hàng không vũ trụ tạo ra để thu năng lượng gió, đưa các con tàu chở hàng di chuyển khắp đại dương.
Bạn có thể đã nhìn thấy những người lướt ván diều tận dụng sức mạnh của gió để có thể lướt nhanh trên biển. Giờ hãy tưởng tượng khái niệm tương tự được áp dụng cho một con diều rộng 1.000 mét vuông, bay ở độ cao 300 mét trên mặt nước. Thay vì kéo một người lướt sóng qua những con sóng, nó lại giúp đẩy một con tàu chở hàng khổng lồ vượt đại dương. Đó là ý tưởng cơ bản đằng sau Seawing, một công nghệ đang được phát triển bởi công ty Airseas của Pháp.
Công ty này cho biết có thể giúp các tàu chở hàng giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và cắt giảm trung bình 20% lượng khí thải carbon.
Ý tưởng độc lạ
Hai kỹ sư tại công ty hàng không vũ trụ Pháp Airbus đã đưa ra ý tưởng này vào năm 2016, sau đó thành lập Airseas để tiếp tục phát triển công nghệ. Sau nhiều năm nghiên cứu, họ hiện đang thử nghiệm con diều trên một con tàu chở hàng đi giữa Pháp và Mỹ.
Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế, ngành vận tải biển chiếm khoảng 3% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu – đó là lý do tại sao cần phải thay đổi cấp thiết, Vincent Bernatets, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Airseas cho biết.
Nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như amoniac xanh, đang được phát triển, nhưng chúng đắt tiền và Bernatets lập luận rằng sẽ mất nhiều thập kỷ trước khi có cơ sở hạ tầng để triển khai chúng trên quy mô lớn.
“Trong khi chờ đợi, chúng ta có thể làm gì?” ông đặt câu hỏi. “Đó là nơi mà việc sử dụng gió là tối quan trọng.”
Trong khi thuyền đã chạy bằng sức gió trong nhiều thiên niên kỷ, Seawing sử dụng công nghệ tiên tiến để làm cho nó phù hợp với thế kỷ 21. Diều là một chiếc dù, giống như của người lướt ván diều, và được thả qua một cột buồm có thể gập lại, cũng được sử dụng để thu diều và cất đi khi không cần thiết. Bản thân chiếc diều cũng được điều khiển bởi phần mềm lái tự động hoạt động từ một chiếc hộp bên dưới con diều,. Hộp này được gắn vào con tàu bằng một sợi cáp dài 700 mét cung cấp năng lượng và gửi dữ liệu đến và đi từ con tàu.
“Điều khác biệt của nó với các giải pháp gió khác là cánh diều không chỉ bị gió kéo và tàu kéo lại", Bernatets nói.
"Thay vào đó, nó bay theo nút thắt số 8, nhân lên hiệu ứng kéo của luồng không khí để tạo ra thứ mà ông gọi là “sức mạnh điên rồ”.
“Thêm vào đó, chúng tôi lấy gió ở độ cao 300 mét so với mặt biển, nơi nó mạnh hơn 50%".
Sự kết hợp trên “giải thích tại sao lại có thể tạo ra sức mạnh to lớn đối với một hệ thống rất nhỏ gọn, đơn giản ở mũi tàu và có thể được trang bị thêm trên bất kỳ con tàu nào, không chỉ những con tàu mới,” ông nói.
Trong hơn một năm, phiên bản Seawing rộng 250 mét vuông đã được thử nghiệm trên một con tàu chở hàng do Airbus (công ty sở hữu cổ phần thiểu số trong Airseas) thuê, đi qua Đại Tây Dương.
Bernatets cho biết nhóm Airseas đã triển khai, phóng và thả diều, và vào tháng 5 vừa qua, công ty đã thông báo rằng con diều đã kéo thành công con tàu.
Cũng cần nói thêm, Seawing không thể được sử dụng khi đi thẳng vào chiều gió và để hoạt động, nó cần ít nhất một chút gió thổi qua, nhưng Bernatets nói rằng nó có thể mang lại những lợi ích to lớn trên các tuyến đường xuyên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương cũng như bất kỳ tuyến đường bắc-nam nào — cắt giảm 20% nhiên liệu sử dụng cho “70 đến 80% thương mại vận chuyển của thế giới.”
Vào tháng 12, hãng sẽ bắt đầu thử nghiệm cho diều bay theo nút thắt số 8 "động". Công ty đã nhận được khoản tài trợ 2,5 triệu euro (2,7 triệu USD) từ EU và cho biết họ đã nhận được đơn đặt hàng từ Airbus và công ty vận tải Nhật Bản “K” Line. Hãng hy vọng sẽ có công nghệ hoạt động đầy đủ vào cuối năm 2025.
Tham khảo CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng