Đỉnh cao công nghệ của đất nước tỷ dân: Tạo ra siêu ứng dụng "thế giới ảo" cho 1,4 tỷ người, tất cả nằm gọn trong một chiếc điện thoại
Siêu ứng dụng giống như WhatsApp, Facebook, Apple Pay, Uber, Amazon, Tinder và nhiều thứ khác hợp thành một. Người ta ví von rằng người dân không thể sống mà thiếu ứng dụng này.
- Tìm ra 40 đội thi xuất sắc nhất cho cuộc thi ứng dụng công nghệ dành riêng cho học sinh, sinh viên
- MP Telecom tái định vị và quyết tâm ứng dụng công nghệ AI vào các giải pháp Contact Center
- Gojek bất ngờ đưa tính năng đặt đồ ăn lên ứng dụng MoMo, tiếp cận tập người dùng hơn 31 triệu
- Tham vọng biến Twitter thành siêu ứng dụng X của Elon Musk
- Ứng dụng Spotify tăng giá sau 12 năm
Siêu ứng dụng khiến tỷ phú Elon Musk khao khát
Tỷ phú Elon Musk đã chính thức tiếp quản Twitter và tuyên bố tầm nhìn của nền tảng mạng xã hội này trong tương lai sẽ trở thành “WeChat của phương Tây”.
Có thể nhiều người sẽ cảm thấy mình nghe nhầm những gì vị tỷ phú cá tính này vừa nói. Nhưng điều đó là sự thật. Ông muốn Twitter – nền tảng mạng xã hội đình đám hàng đầu thế giới - bắt chước một ứng dụng của Trung Quốc.
Tuyên bố của vị tỷ phú khiến nhiều người ngỡ ngàng, vì từ trước đến nay, các nền tảng công nghệ của phương Tây đều đi tiên phong và trở thành xu hướng dẫn lối cho các quốc gia khác đi theo thay vì đi sao chép.
Vậy nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc có gì mà khiến Elon Musk phải thán phục và học hỏi như vậy?
Vào tháng 6 năm ngoái, Musk đã khen ngợi WeChat trước toàn thể nhân viên Twitter, gọi đây là "ứng dụng làm được mọi thứ" từ trò chuyện, hẹn hò, thanh toán và mạng xã hội.
“Về cơ bản, bạn sống trên WeChat ở Trung Quốc vì nó rất tiện dụng và hữu ích cho cuộc sống hàng ngày, và tôi nghĩ nếu chúng ta có thể làm được điều đó hoặc chỉ làm gần giống được như vậy ở Twitter, thì đó sẽ là một thành công to lớn”.
Không chỉ Musk, Bruce Daisley, cựu giám đốc hoạt động của Twitter tại Châu Âu, cho biết ông đã đi nghỉ ở Trung Quốc vào năm 2018 và bị WeChat quyến rũ.
“Không thể không say đắm WeChat và ảnh hưởng của ứng dụng đối với cuộc sống của người Trung Quốc, từ việc nhắn tin cho mọi người đến gọi taxi và thanh toán tất cả”, ông ca ngợi.
Được gã khổng lồ công nghệ Tencent ra mắt vào năm 2011, WeChat hiện được sử dụng bởi gần như toàn bộ 1,4 tỷ người dân Trung Quốc.
WeChat còn được gọi là siêu dứng dụng, khi tích hợp các dịch vụ bao gồm nhắn tin, gọi thoại và video, mạng xã hội, giao đồ ăn, thanh toán di động, trò chơi, tin tức và thậm chí cả hẹn hò – gần như thay thế toàn bộ các hoạt động của cuộc sống người dùng bằng phương tiện ảo.
Nền tảng này giống như WhatsApp, Facebook, Apple Pay, Uber, Amazon, Tinder và nhiều thứ khác hợp thành một.
WeChat gắn chặt vào đời sống xã hội Trung Quốc đến mức người ta ví von rằng người dân không thể sống mà thiếu ứng dụng này.
Khi mở ứng dụng, WeChat bắt đầu giống như nền tảng nhắn tin WhatsApp hoặc iMessage và hai tính năng được sử dụng nhiều nhất trên này là "Chats" giống như WhatsApp và "Moment", tương tự Story như Facebook.
Tính năng "Ví" được sử dụng rộng rãi vì có thể liên kết với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng và hầu hết các cửa hàng, nhà bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc đều chấp nhận thanh toán WeChat, thông qua hình thức quét mã QR để thanh toán.
Mọi người cũng có thể thanh toán hóa đơn hộ gia đình, đầu tư và thậm chí vay tiền trên WeChat.
Các dịch vụ công cũng có trên WeChat, trong đó người dùng có thể kiểm tra thông tin an sinh xã hội, thanh toán vé phạt quá tốc độ và đặt lịch hẹn với bệnh viện.
Trong thời kỳ dịch bệnh, nền tảng trở thành dịch vụ thiết yếu, Trong lúc cả nước đang ban hành những hạn chế nghiêm ngặt để phòng ngừa Covid-19, người dân không thể đi lại mà không có "mã sức khỏe" được tạo trên ứng dụng.
Nhưng ưu điểm của WeChat cũng chính là nhược điểm. Vì có quá nhiều tính năng trên ứng dụng, WeChat chiếm phần lớn bộ nhớ của điện thoại - thường là hàng chục gigabyte dung lượng lưu trữ dữ liệu.
Có phù hợp để Twitter học hỏi?
Chuyên gia Kecheng Fang từ Đại học Trung văn Hồng Kông (Trung Quốc), giải thích thành công của WeChat ở quốc gia tỷ dân là nhờ hai yếu tố chính.
Đầu tiên, hầu hết mọi người ở Trung Quốc truy cập WeChat trên điện thoại thông minh, thay vì máy tính để bàn, do sự phát triển tương đối muộn của internet ở nước này và sự bùng nổ của thiết bị di động cầm tay.
"Công việc xây dựng một ứng dụng làm được mọi thứ trên điện thoại thông minh dễ dàng hơn nhiều so với trên máy tính”, ông nói.
Ngoài ra, việc các nền tảng mạng xã hội phổ biến trên thế giới không hoạt động ở Trung Quốc cũng cho phép ứng dụng như WeChat không có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Liệu tỷ phú Elon Musk có nên biến Twitter trở thành ứng dụng tương tự Wechat hay không, điều này có thể phụ thuộc vào thanh toán kỹ thuật số.
Kendra Schaefer, từ công ty nghiên cứu chính sách Trivium China, nói rằng ông Musk đã nhận ra một số yếu tố chính giúp WeChat trở nên "quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày" ở Trung Quốc, đó là việc tích hợp mạng xã hội với thanh toán kỹ thuật số. Đây được coi là “nước sốt bí mật” tạo nên thành công của ứng dụng.
Edith Yeung, từ công ty đầu tư Race Capital, chỉ ra rằng sự khác biệt lớn giữa Trung Quốc và phương Tây là việc áp dụng rộng rãi công nghệ thanh toán kỹ thuật số.
Mặc dù các cửa hàng ở Trung Quốc có nghĩa vụ pháp lý chấp nhận tiền mặt, nhưng trên thực tế, thanh toán kỹ thuật số phổ biến hơn nhiều.
Bà cho rằng sự khác biệt này có thể là một trở ngại đối với tham vọng của tỷ phú Musk. “Thế giới phương Tây sẽ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện một xã hội thực sự không dùng tiền mặt hoặc không dùng thẻ tín dụng”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng