Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Bắc Cực sắp trở thành nhân tố gây biến đổi khí hậu mới

    Nguyễn Đàng,  

    Khi Bắc Cực thải ra hơn 300 triệu tấn cacbon, Trái Đất sẽ đối mặt với mối nguy ít thấy trong lịch sử.

    Cơ quan Khí tượng Thủy văn Trung ương Mỹ (NOAA) vừa mới xuất bản bản Báo Cáo Bắc Cực thường niên. Dựa trên văn bản, tình trạng của Bắc Cực đang dần trở nên xấu đi nhanh chóng. Số lượng sinh vật hoang dã bị giảm, băng tan và nhiệt độ tăng dần đều. Đáng ngại hơn, tầng băng vĩnh cửu đang ngày một thải ra nhiều cacbon, đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

    Đặc biệt ở năm nay, bản báo cáo nhắc đến sự ảnh hưởng từ các luồng gió và mối hiểm nguy tiềm tàng đang tiếp cận những người dân bản địa ở Bắc Cực.

    Một trong những biến đổi rõ rệt nhất là nhiệt độ khu vực ngày một cao. Nhiệt độ trung bình mười hai tháng vừa qua cao đỉnh điểm kể từ năm 1900, hơn mức bình thường tới 1,9 độ C. Do đó, các tảng băng khổng lồ đang dần tan chảy, độ dày và chiều dài chúng giảm thiểu rõ rệt. Tình trạng này khiến chúng dễ bị tác động bởi các hiện tượng thời tiết thất thường, điển hình là ảnh hưởng gây ra bởi luồng gió ấm Tây Nam. Vào mùa thu 2018, một luồng gió ấm đã ngăn cản băng đông trên bờ biển Bering. Nó lại xuất hiện lần nữa vào mùa đông năm nay và kéo dài đến tận xuân.

    Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Bắc Cực sắp trở thành nhân tố gây biến đổi khí hậu mới - Ảnh 1.

    "Khi điều tương tự xảy ra trong quá khứ, nó đã không có nhiều tác động vì các tảng băng đã hiện hữu sẵn và rất dày", James Overland, một nhà hải dương học tại NOAA, người đã góp phần viết nên bản Báo Cáo Bắc Cực, phát biểu. "Năm nay, băng rất mỏng, nên khi các luồng gió thổi đến từ phía nam, băng mới không thể nào thành hình. Đây chính là biến chuyển lớn mà chúng tôi đã không lường trước được".

    Luồng gió nóng này xuất phát từ một làn sóng nhiệt xuất hiện ở Châu Âu không lâu trước đó. Bởì vì nó, vào mùa hè vừa qua, một lượng lớn băng ở Greenland đã tan chảy. Tình trạng này khiến cho mực nước biển toàn cầu dâng cao, không những thế, sự vắng mặt của các tảng băng đe dọa đến văn hóa và lối sống của dân bản địa. Do đó, bản báo cáo dời sự chú ý đến các tác động mà họ phải chịu đựng.

    "Phần lớn chúng ta chỉ được nhìn thấy Bắc Cực thông qua tranh ảnh hoặc hình ảnh từ vệ tinh", Overland nói. "Đặc biệt ở biển Bering, sự vắng mặt của băng và những thay đổi trong hệ sinh thái đã làm ảnh hưởng đến lối sống quen thuộc của cộng đồng người dân nơi đây, như cách họ săn cá voi và hải cẩu".

    Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Bắc Cực sắp trở thành nhân tố gây biến đổi khí hậu mới - Ảnh 2.

    Tình trạng tan băng đe dọa đến sự sinh tồn của người bản địa. Băng chính là mặt bằng di chuyển chính của họ, thiếu nó, họ không thể đến được các địa điểm săn bắn quen thuộc. 

    Song mối lo ngại này không chỉ ảnh hưởng đến người dân Bắc Cực, vì sự tác động đến khí hậu, nó ảnh hưởng đến cả thế giới. Bản báo cáo mang một lời cảnh báo về các tầng băng vĩnh cửu chứa lượng cacbon nhiều gấp mười lần rừng Amazon. Chúng đang không ngừng nhả cacbon vào khí quyển, hơn xa số lượng hấp thu mà cây cối có thể xử lý. Lượng cacbon ước lượng Bắc Cực thải ra dao dộng từ 300 đến 600 triệu tấn. 

    Do đó, Bắc Cực đã không chỉ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu mà đã trở thành một nhân tố làm biến đổi khí hậu.

    Theo Gizmodo


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày