Khi đọc văn bản trên màn hình máy tính xách tay, con người có xu hướng tập trung vào các chi tiết, còn khi xem các bài báo giấy thì chúng ta lại dễ hình dung ra bức tranh toàn cảnh hơn.
Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, con người tiếp nhận thông tin một cách khách nhau tùy thuộc vào phương thức tiếp cận. Theo một bài viết trên trang web của Đại học Dartmouth, khi đọc văn bản trên màn hình máy tính xách tay, con người có xu hướng tập trung vào các chi tiết, còn khi xem các bài báo giấy thì chúng ta lại dễ hình dung ra bức tranh toàn cảnh hơn.
Mức độ trừu tượng khác nhau
Các nhà nghiên cứu của Đại học Dartmouth cùng với những người đồng nghiệp của Đại học Carnegie Mellon đã cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Liệu các loại hình và phương tiện mang thông tin (in trên giấy hoặc dạng sách điện tử) có tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của con người hay không". Điều này sẽ mô tả mức độ trừu tượng mà bộ não con người sử dụng khi diễn giải các hành động và sự kiện.
Thí nghiệm
Trong khuôn khổ của nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành một số thí nghiệm để đánh giá tốc độ ra quyết định và mức độ hiểu sâu nội dung văn bản của não bộ. Đã có từ 60 đến 119 người trong độ tuổi từ 20 đến 24 tình nguyện tham gia.
Trong một thí nghiệm, các tình nguyện viên được chia thành hai nhóm xấp xỉ nhau. Một nhóm được cung cấp các văn bản in trên giấy, nhóm còn lại thì đọc văn bản PDF trên máy tính xách tay.
Kết quả cho thấy, những tình nguyện đọc văn bản in đã trả lời các câu hỏi kiểm tra logic tốt hơn.
Cụ thể, họ đạt được tới 66% so với mức 48% câu trả lời chính xác của những người đọc văn bản trên màn hình máy tính. Tuy nhiên, những người sử dụng máy tính xách tay lại nhớ các chi tiết tốt hơn - 73% câu trả lời đúng so với 58% của các tình nguyện viên sử dụng văn bản in.
Khi những người tham gia được yêu cầu chọn một trong bốn chiếc ô tô dựa trên các đặc tính (có một mẫu xe tốt hơn so với 3 mẫu còn lại) thì 66% tình nguyện viên xem bằng catalogue in giấy hoàn thành bài test, trong khi đó chỉ có 43% những người xem trên màn hình máy tính làm được điều này.
Chọn sách giấy hay sách điện tử sẽ tác động đến cách mà chúng ta tư duy
Thí nghiệm tiếp theo được nâng tầm phức tạp lên. Một số tình nguyện viên được trải qua vài bài tập về tư duy trừu tượng trước khi tới bài test chọn xe, những người khác thì ngay lập tức thực hiện chọn ô tô. Những người đã qua đào tạo tư duy cho thấy kết quả tốt hơn: tỷ lệ thành công là 48% so với 30% ở những người khác.
Kết luận
Mary Flanagan tới từ đại học Dartmouth nhận định: “Các thiết bị kỹ thuật số thực sự có những tác động đáng kể đến khả năng nhận thức của con người. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, khi đọc trên màn hình, người ta sẽ nhớ các chi tiết tốt hơn, trong khi nếu xem các thông tin được in trên giấy thì con người có xu hướng hình dung ra được bức tranh tổng thể. Các thiết bị kỹ thuật số đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, bằng chứng là sự phổ biến của hàng triệu ứng dụng trên Android, iOS, thật ngạc nhiên là lại chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của những công cụ số này lên khả năng nhận thức của chúng ta. Biết được các tác động “lợi thế” của chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi thiết kế ra những phần mềm hoàn thiện hơn. Đôi khi thúc đẩy tư duy trừu tượng là điều rất cần thiết, nó khiến chúng ta thêm hiểu biết, giúp cải thiện những điểm yếu vẫn tồn tại trong các thiết bị số.”
Vậy sau khi đọc tới đoạn này, trong số các bạn có bao nhiêu người nhớ được nội dung toàn bài, bao nhiêu người nhớ được phần trăm số người trả lời đúng trong mỗi thí nghiệm?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng