Bạn đã từng nghe rất nhiều về thực phẩm biến đổi gen? Liệu chúng có thực sự tốt như quảng cáo không?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến các loại thực phẩm biến đổi gen - Genetically Modified Food. Nhưng thực tế, ngoài ra, còn rất nhiều loại sinh vật biến đổi gen khác, như các loại thú nuôi có khả năng phát sáng dưới tia UV, loại vi khuẩn kháng HIV, hay lợn mang gen của rau chân vịt và thậm chí loại dê có thể sản xuất ra mạng nhện!
Về lịch sử, cà chua biến đổi gen, lần đầu tiên xuất hiện trong các siêu thị ở Anh năm 1996, nhưng người ta tranh cãi rất nhiều xung quanh công nghệ chuyển gen này, do nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một vài đoạn gen của cà chua chuyển gen có thể gây hại cho chuột thí nghiệm. Những thử nghiệm đó về sau còn được kiểm chứng lại bởi nhà hoá học người Scotland Arpad Pustzai.
Và kéo theo đó là chiến dịch chống lại thực phẩm biến đổi gen, đứng đầu là những tổ chức bảo vệ môi trường và một vài tờ báo, kết quả là châu Âu đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen và gây ra một vụ tranh cãi về thương mại với Mỹ.
Hiện tại, thực phẩm biến đổi gen xuất hiện rất ít tại châu Âu, bị kiểm soát nghiêm ngặt bởi luật quản lý nhãn hiệu, và cái nhìn của cộng đồng về công nghệ này vẫn còn rất gay gắt. Nhiều báo cáo của chính phủ Anh cho thấy, sản phẩm biến đổi gen không có nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Một vài nước ở châu Phi còn phản đối hoàn toàn công nghệ này, thậm chí họ còn từ chối nhận viện trợ lương thực chứa các sản phẩm biến đổi gen.
Tại một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Canada, Argentina, Australia… và đặc biệt là Mỹ (nơi không có chính sách quản lý nhãn hiệu), người ta ít nhắc đến các sản phẩm biến đổi gen. Dù sao thì, việc sử dụng ngô chuyển gen làm thức ăn cho gia súc cũng đã dấy lên nhiều tranh cãi tại Mỹ.
Cuộc cải cách công nghệ sinh học
Loài người đã tìm ra cách cải thiện giống cây lương thực bằng cách lai giống chọn lọc từ hàng ngàn năm trước, và ngày nay, kĩ thuật chuyển gen đã thúc đẩy quá trình này. Nhưng không phải ai cũng chấp nhận nó.
Nguồn gốc của kĩ thuật chuyển gen, là vào năm 1977, người ta phát hiện ra loài vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens có thể dùng để chuyển những gen ngoại lai vào cây trồng. Với sự giúp đỡ của vi khuẩn, và những công nghệ cấy gen khác như electroporation, và gen guns, các nhà khoa học đã tạo ra được rất nhiều loại cây trồng mới.
Thực phẩm biến đổi gen được chia thành hai loại chính. Phần lớn các cây trồng đều được chuyển gen để chống lại dịch bệnh và sâu hại, ví dụ như đậu tương, lúa mì, ngô, khoai,... Gen vi khuẩn Bt được sử dụng phổ biến nhất, nó có khả năng sinh ra độc tố chống lại sâu bệnh mà không gây hại cho cơ thể người.
Và loại thứ hai, người ta đã thay đổi gen của cây trồng để tạo ra giống có giá trị dinh dưỡng cao hơn, ví dụ như giống gạo vàng chứa vitamin A, hay khoai chứa hàm lượng cao protein; với mục đích rằng loại cây có giá trị dinh dưỡng cao này sẽ giúp xoá nạn đói trên thế giới, và loại chống sâu bệnh sẽ giúp bảo vệ môi trường do giảm lượng thuốc trừ sâu.
Ngoài hai loại chính, người ta còn tạo ra thực phẩm biến đổi gen với các mục đích khác, ví dụ như, để tăng mùi vị, bảo quản lâu hơn, sức chịu đựng dẻo dai hơn hay không chứa chất gây dị ứng. Người ta cũng đã tạo được loại hành không làm cay mắt, và cây cafe không chứa caffein.
Nỗi lo sợ về “Frankenfood”
Nhiều người cho rằng, những sản phẩm biến đổi gen có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, tạo nên những protein độc và dị ứng, thậm chí có thể chuyển những gen kháng kháng sinh cho các vi khuẩn đường ruột, gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá, và rồi “Frankenstein foods” – ám chỉ loại thực phẩm sẽ biến chúng ta thành các “Frankenstein” – sẽ là dấu chấm hết cho loài người.
Ngoài giả thiết hãi hùng như trên, có một vài giả thiết hợp lý hơn được đưa ra, ví dụ như việc sẽ hình thành loài “siêu cỏ dại”, hay là các loài cây chuyển gen sẽ làm lan truyền gen này đến các loài khác, tạo nên sự “ô nhiễm nguồn gen” cho môi trường. Đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng, khi các loài cây thuốc bị ảnh hưởng bởi các loại gen này, tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi và thật khó lường.
Nhiều thử nghiệm được thực hiện bởi chính phủ Anh cho thấy, việc truyền gen cho các loài cây trồng khác là hoàn toàn có cơ sở. Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy một gen đã được truyền đi từ Mỹ đến cây ngô ở tận Mexico. Nghiên cứu 2004 cho thấy tính đa dạng về các loài cây trồng ở Mỹ đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cây chuyển gen. Hơn nữa, phấn hoa của các loài chuyển gen có thể được gió thổi xa tận 10 km!
Nhiều chuyên gia lại cho rằng, việc sử dụng các cây trồng có gen kháng sâu bệnh sẽ làm tăng khả năng kháng thuốc của chúng. Và để giảm hiện tượng này, những cây trồng bình thường được trồng cạnh những cây chuyển gen để phòng trừ khả năng tạo ra “siêu côn trùng” kháng thuốc.
Các nhà môi trường học thì lại đưa ra ý kiến, cây trồng chuyển gen sẽ làm mất đi sự đa dạng sinh học. Nhưng về mặt này, nhiều thử nghiệm khác lại chỉ ra chúng lại làm đa dạng hoá nguồn thực vật.
Phát triển toàn cầu: bài toán khó
Có vẻ đơn giản khi chúng ta phát triển công nghệ chuyển gen ở phạm vi quốc gia. Nhưng phát triển toàn cầu thì lại là xu hướng làm người ta lo ngại. Các nhà hoạt động xã hội và nhiều người dân lo lắng về việc ngành công nghệ sinh học sẽ phát triển các cây trồng có công nghệ của họ, tạo nên sự độc quyền.
Ví dụ như, công ty Monsanto và Syngenta đã xin cấp bằng sáng chế cho hạt giống biến đổi gen của họ. Đến một ngày, họ đã khởi kiện một nông dân Canada vì đã phát triển giống cây canola biến đổi gen của mình, mặc dù người này phản bác rằng hạt giống chỉ “chẳng may” bay vào đất của họ mà thôi.
Nhiều công ty đã phát triển công nghệ bảo vệ bản quyền riêng. Ví dụ như TPS, một công nghệ giúp cho cây chuyển gen không có khả năng sinh sản, do đó bắt buộc người dân lại phải mua hạt giống của công ty vào mỗi mùa vụ. Đây có vẻ là một công nghệ hữu ích trong việc chống làm ô nhiễm gen, nhưng dù sao cũng có những công ty phản đối sử dụng nó.
Dù sao thì, công nghệ chuyển gen vẫn còn vấp phải nhiều sự phản đối từ người tiêu dùng: bên cạnh những lợi ích trước mắt, chúng ta luôn phải đề phòng những tác hại lâu dài do chúng gây ra. Cần phải trải qua nhiều nghiên cứu, nhiều thực nghiệm khác, trước khi chúng ta có thể kết luận: có nên dùng sản phẩm biến đổi gen hay không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng