Đối tác cung ứng mô-đun camera của Apple tại Trung Quốc sa thải 8 ngàn nhân sự, nguy cơ iPhone sẽ thiếu linh kiện?
Chiến tranh thương mại liên miên, sức ép cạnh tranh khốc liệt đang khiến các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các đối tác cung ứng linh kiện chính cho Apple lao đao. Điều này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lớn tới nguồn cung iPhone trong thời gian tới.
O-Film Group, một trong những đối tác cung ứng mô-đun camera và bảng mạch cảm ứng của Apple vừa sa thải hơn 8 ngàn nhân viên ở nhà máy tại Nanchang, Giang Tây, Trung Quốc. Công ty đang đứng trước một tương lai mờ mịt vì chiến tranh thương mại và sức ép cạnh tranh trên thị trường.
Chủ tịch O-Film Rongjun Cai (bên phải) và Tim Cook (bên trái)
Động thái trên của O-Film Group làm dấy lên những mối lo ngại về sức chịu đựng của các công ty Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và bất ổn do chiến tranh thương mại với Mỹ.
Theo giới phân tích, áp lực đè nặng, triển vọng ảm đạm của thị trường smartphone và tác động thuế quan đang khiến các công ty như O-Film Group chịu thiệt hại lớn.
Việc phải đối mặt với chi phí sản xuất quá lớn buộc O-Film Group phải sa thải một lượng lớn nhân viên để duy trì sản xuất. Tuy nhiên động thái này cũng khiến công ty mất đi nhiều nhà đầu tư. Một số tổ chức tài chính bao gồm một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Quảng Châu khẳng định đang trong quá trình rút vốn đầu tư khỏi O-Film Group dưới dạng trái phiếu.
Công ty cho biết, lợi nhuận ròng đã giảm 91% so với dự kiến, xuống chỉ còn 3 triệu USD trong nửa đầu năm 2019. Mặc dù vậy doanh thu vẫn tăng 29,2% lên 3,4 tỷ USD.
Nguồn cung iPhone có thể thiếu nếu các đối tác cung ứng linh kiện cho Apple tiếp tục gặp khó khăn
Hầu hết các ngân hàng đầu tư như Credit Suisse và Morgan Stanley đã giảm kỳ vọng tăng trưởng của O-Film Group sau khi biết kết quả kinh doanh của hãng.
Ông Cao Zhongxiong, giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế mới thuộc Viện phát triển Trung Quốc cho biết, O-Film không phải là trường hợp duy nhất đang chứng kiến đà suy giảm này.
Trong một diễn biến khác, các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa đạt được một thỏa thuận đột phá nào trong hai ngày họp ở Thượng Hải mới đây.
Một số nhà phân tích cho biết, Trung Quốc đang chuyển sang chiến thuật kiên nhẫn hơn trong đàm phán, thay vì vội vàng phá vỡ để rồi hai bên trả đũa lẫn nhau. Có lẽ Bắc Kinh hiểu được rằng, chỉ có cách nhẫn nại mới giúp các công ty trong nước phục hồi sau khi dính đòn trả đũa thương mại của Mỹ.
Iris Pang, một nhà kinh tế tại ngân hàng ING Bank NV có chi nhánh tại Hồng Kông chia sẻ: "Ngành công nghệ bao gồm chất bán dẫn lẫn phần mềm đang gặp phải những sóng gió lớn mặc dù vậy tôi rất lạc quan vào tình trạng tổng quan hiện nay".
Theo Viện nghiên cứu thông tin và tryền thông Trung Quốc, tổng smartphone xuất xưởng tại Trung Quốc đã giảm 5,1%, xuống chỉ còn 186 triệu máy trong 6 tháng đầu năm. Còn trên thị trường toàn cầu, hãng phân tích Gartner tiết lộ lượng xuất xưởng smartphone đã giảm 3,8%.
Tham khảo SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng