Không chỉ sử dụng rất ít Cobalt trong các khối pin hiện tại, thế hệ pin tiếp theo của Tesla thậm chí còn không sử dụng đến nguyên tố hóa học này.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với khả năng tăng trưởng trong dài hạn của Tesla lại không phải ở việc gia tăng năng lực sản xuất trên dây chuyền Model 3 của công ty ở Fremont, California, khi so sánh với các nhà sản xuất ô tô truyền thống.
Thay vào đó, hầu như toàn bộ sinh mạng công ty lại nằm thuộc về một nguyên tố hóa học. Trong trường hợp này, đó chính là Cobalt.
Trong lịch sử, Cobalt là thành phần chủ chốt trong việc làm nên các khối pin Lithium-Ion có mật độ năng lượng cao, giống như loại pin hiện đang sử dụng trong các xe điện. Trong số các loại hóa chất tạo nên pin, Cobalt chiếm đến 1/3 các hóa chất trong một viên pin Lithium-Ion.
Khoảng một nửa năng lực sản xuất Cobalt toàn cầu dành cho các viên pin sạc, và mối lo ngại về việc hạn chế nguồn cung và các tác động đến môi trường cũng như con người trong việc khai thác Cobalt đã biến nó trở thành thành phần gây tranh cãi nhất trong các xe điện.
Tương tự như vậy, các nhà quan sát trong giới công nghiệp đã chỉ ra những liên kết yếu ớt giữa các kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của Tesla với mức độ có sẵn dự kiến của Cobalt.
Nhưng CEO của Tesla, ông Elon Musk dường như đã thả một quả bom tấn vào các dự báo trong ngành công nghiệp này khi tiết lộ hàm lượng Cobalt trong các khối pin của chiếc Model 3 – chỉ 3% - một con số quá nhỏ bé nếu so với mức độ sử dụng thường thấy của loại hóa chất này trong các viên pin hiện tại.
Đáng ngạc nhiên hơn khi mới đây trên Twitter, ông Musk còn cho biết, pin thế hệ tiếp theo của Tesla thậm chí còn không sử dụng đến nguyên tố hóa học này.
Các con số này cũng đồng nhất với các kết quả mổ xẻ chiếc Model 3 do những kỹ sư ô tô đến từ các đối thủ người Đức của Tesla thực hiện và được đăng tải trên tạp chí kinh doanh WirtschaftsWoche. Kết quả thử nghiệm của họ cho thấy, chỉ có khoảng 2,8% hàm lượng Cobalt trong cell pin của Model 3.
Các cell pin 2170 hiện đang do Panasonic sản xuất tại nhà máy Gigafactory của Tesla ở Nevada. Chúng được thiết kế bởi cả hai hãng và quyền sở hữu trí tuệ đằng sau nó được cho là thuộc về độc quyền của Tesla.
Khác biệt giữa công nghệ pin của Tesla và các hãng ô tô đối thủ có thể trở thành ngày càng quan trọng khi những chiếc xe điện ngày càng chiếm thị phần lớn hơn trong tổng lượng xuất xưởng xe trên toàn cầu. Các công ty sử dụng công nghệ pin phụ thuộc nhiều vào Cobalt sẽ bị mắc kẹt với việc thắt chặt nguồn cung vật liệu dẫn đến gia tăng chi phí cho Cobalt trong khi Tesla lại vượt qua được nó.
Trước đó, cũng theo tạp chí WirtschaftsWoche của Đức, việc mổ xẻ chiếc Model 3 của Tesla cho thấy tổng chi phí ước tính của nó chỉ rơi vào khoảng 28.000 USD, trong đó chi phí vật liệu và vận tải khoảng 18.000 USD. Con số này thấp hơn nhiều so với dự tính trước đó của các nhà phân tích, và với giá bán 35.000 USD, nó vẫn mang lại lợi nhuận đáng kể cho Tesla.
Tham khảo The Street
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng