"Ngôi làng Giáng sinh" tại thành phố Nghĩa Ô của Trung Quốc cung cấp tới 2/3 tổng sản phẩm các mặt hàng trang trí cho dịp lễ Giáng sinh trên toàn thế giới. Đây cũng được xem là nơi khởi nguồn của thuật ngữ "Made in China".
Mùa hè là cao điểm sản xuất các mặt hàng phục vụ dịp lễ Giáng sinh tại một ngôi làng nằm ở thành phố Nghĩa Ô thuộc tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải khoảng một tiếng đồng hồ di chuyển bằng bằng tàu cao tốc.
Được mệnh danh là "Ngôi làng Giáng sinh", ngôi làng với dân số khoảng 1,2 triệu người cùng 600 công xưởng và nhà máy này cung cấp tới tới 2/3 tổng sản phẩm các mặt hàng trang trí cho dịp lễ Giáng sinh trên toàn thế giới.
Ngay từ mùa hè, các công nhân tại "Ngôi làng Giáng sinh" thuộc thành phố Nghĩa Ô đã tất bận hoàn thành các đơn hàng từ nước ngoài.
Theo số liệu của hải quan Hàng Châu, riêng từ tháng 9/2016 – 8/2017, tổng doanh thu xuất khẩu các mặt hàng Giáng sinh của thành phố Nghĩa Ô đã đạt 3 tỷ USD.
ABC News cho hay, theo ông chủ một số nhà máy, ít nhất 30% tổng đơn đặt hàng sản xuất tại Nghĩa Ô đến từ thị trường Mỹ, số còn lại từ Nga, châu Mỹ Latinh và Trung Quốc.
Dù Giáng sinh không phải là dịp lễ chính thức tại Trung Quốc nhưng hiện nay, càng nhiều người đặc biệt là giới trẻ quan tâm tới sự kiện này. Điều đó đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều chuyến tàu chở hàng rời bến từ thành phố Nghĩa Ô.
“Bọn trẻ nhà tôi thực sự thích Giáng sinh, chúng tiêu tiền cho dịp lễ này như ngày tết cổ truyền của Trung Quốc vậy”, ông Huang Aijuan, ông chủ một cơ sở sản xuất cây thông giả chia sẻ với ABC News.
Giá thành các sản phẩm được bày bán tại Khu chợ thương mại quốc tế Nghĩa Ô khá rẻ.
Để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong dịp Giáng sinh, các thương lái trên toàn thế giới đã đổ xô về thành phố Nghĩa Ô từ nhiều tháng trước. Điểm đến đầu tiên của họ là Khu chợ thương mại quốc tế Nghĩa Ô.
Nằm ở trung tâm thành phố, khu chợ bán buôn 5 tầng với tổng diện tích hơn 400 héc-ta được chia làm nhiều khu vực khác nhau. Trong khu bán đồ trang trí Giáng sinh có hơn 75.000 gian hàng nhỏ bày bán đủ chủng loại sản phẩm với mức giá khá rẻ.
Khu chợ thương mại quốc tế Nghĩa Ô bày bán vô vàn các mặt hàng phục vụ dịp lễ Giáng sinh.
Để duy trì danh tiếng là công xưởng của thế giới, các nhà cung cấp ở thành phố Nghĩa Ô phải đối mặt với áp lực là duy trì mức giá thấp để có thể cạnh tranh với các thị trường mới nổi có ưu thế giá nhân công rẻ hơn.
Còn tại các xưởng sản xuất ở Nghĩa Ô, hàng ngàn công nhân nhập cư làm việc tới 13 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần với mức lương khoảng 30 USD.
Đây chính là lý do Nghĩa Ô được xem là điểm khởi đầu cho thuật ngữ “Made in China” (Sản xuất tại Trung Quốc). Ngay từ đầu thập niên 80, khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện "cải cách và mở cửa", khu chợ quốc tế Nghĩa Ô đã được thành lập. Từ đó, thành phố này bắt đầu cung cấp cho thế giới nhiều chủng loại mặt hàng từ đồ chơi, đồ trang trí, vật dụng gia đình, đồ lót, ô dù cho tới các phụ kiện.
Cây thông giả là một trong những mặt hàng được sản xuất tại "Ngôi làng Giáng sinh".
Hiện nay, sáng kiến “Vành đai và con đường” của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đang tìm cách tái thiết các tuyến đường tơ lụa cổ xưa nhằm đưa các tuyến tàu chở hàng nối thẳng thành phố Nghĩa Ô với Madrid, London, Prague cũng như Tehran.
Theo trang web của chính quyền thành phố, Nghĩa Ô hiện có hơn 13.000 người nước ngoài sinh sống lâu dài cùng số lượng lớn thương lái ra vào thành phố này với các điểm đến như châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng