Du lịch vòng quanh thế giới bằng thực tế ảo, tại sao không?
Thực tế ảo mang tiềm năng xoay chuyển ngành du lịch thương mại nhờ việc thể hiện lại chính xác khung cảnh bạn muốn và sẽ đến.
Du lịch? Đây chắc chắn là sở thích của không ít người hiện này vì lợi ích của nó là cực kỳ rõ ràng: từ việc bạn có thể khám phá những điều mới lạ cho đến tập khả năng thích nghi của bản thân với môi trường mới. Nhưng du lịch không chỉ đơn giản là lựa chọn một điểm đến, sửa soạn hành trang và đáp máy bay (hoặc sử dụng các phương tiện khác đến đó) vì có những địa điểm "du lịch" vượt xa sức chịu được thông thường của con người, ví dụ như vực Mariana có độ sâu 11 km hay xa xôi hơn nữa là Sao Hỏa chẳng hạn?
Du lịch Paris bằng thực tế ảo.
Một câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để con người có thể thỏa chí du ngoạn, khám phá bất kỳ nơi nào trên Trái Đất, thậm chí những hành tinh xa xôi mà không phải lo lắng về việc mình có thể đặt chăn đến đó được hay không? Thực tế ảo chính là câu trả lời mà chúng ta cần.
Du lịch "ảo" mà "thật"
Một ngày nào đó bạn ngồi tại phòng khác và đeo chiếc kính Oculus Rift lên, ngay lập tức 4 bức tường sập xuống và mở ra khung cảnh của bãi biển Hawaii đầy nắng cùng với những cô gái mặc bikini chơi đùa trên bãi biển, một điều đặc biệt những bóng hồng này không phải là một nhân vật mà chính là hình ảnh mô phỏng của những người dùng khác cũng đang tham gia vào chuyến du lịch bằng thực tế ảo này.
Du lịch thực tế ảo sẽ như thế này?
Đây chắc chắn là một dịch vụ hút khách bởi vì không phải ai cũng có thể kham nổi khoản phí, đơn cử như chi phí cho chuyến du lịch tới Hawaii trong vòng một tuần rơi vào khoảng 50-60 triệu VNĐ/một người, số tiền này vẫn là quá lớn với hầu hết người Việt Nam hiện nay. Và không chỉ ở Việt Nam, nhiều người ở những quốc gia khác cũng không thể đủ sức chi tiên cho những chuyến du lịch đắt đỏ như vậy.
Đó là lý do vì sao các công ty du lịch có tiếng như Thomas Cook, Qantas Airways và Destination BC đã chung tay đầu tư xây dựng một ứng dụng du lịch thế giới cho người đam mê cả thực tế ảo và du lịch. Ví dụ như Thomas Cook có 10 đại lý trải dài từ Anh đến Đức và Bỉ cho phép những khách hàng của mình có thể trải nghiệm khung cảnh của ban công tại một khách sạn ở Santorini hoặc lái một chiếc trực thăng để tham quan đảo Manhattan (New York) từ trên cao.
Ngay lập tức nó đã tạo ra kết quả tích cực khi theo lời Marco Ryan, giám đốc mảng kỹ thuật số của Thomas Cook, doanh thu tính riêng dịch vụ tham quan Manhattan từ trực thăng đã tăng 190% so với thời điểm ra mắt dịch vụ này vào tháng 11 năm ngoái. Một con số ấn tượng!
Ngoài ra, ông Ryan cũng có biết Thomas Cook đã triển khai thêm dịch vụ du lịch thực tế ảo mới dựa trên sức mạnh của những chiếc camera đến từ GoPro và những khung cảnh tuyệt đẹp của Châu Phi như các kim tự tháp, sông Nile... Thậm chí, hãng này còn bắt tay Google để tận dụng những bộ mã nguồn mở dành cho VR vào sản phẩm của mình.
Cùng Oculus Rift khám phá Ai Cập.
Liệu VR có thể thay đổi ngành du lịch?
Đây là một câu hỏi khó vào thời điểm hiện nay, kể cả sau khi Google đưa dự án hệ sinh thái thực thế ảo Jump cho phép bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm VR theo cách riêng của mình mà không phải bỏ ra cả núi tiền. Mặc dù vậy vẫn có nhiều người lạc quan vào câu trả lời "có".
Ngồi nhà ôm mèo và đang đi dạo ở London?
Giám đốc của dự án Google Cardboard, Mike Jazayeri, cho biết đây là một tham vọng không thể không thừa nhận của Google khi họ muốn thực tế ảo có thể phổ biến với thế giới theo một cách dễ dàng nhất. Và ông cũng khẳng định đây là một cơ hội mà chắc chắn các hãng du lịch không thể bỏ qua nếu họ muốn đẩy mạnh lĩnh vực du lịch thực tế ảo
Sự khác biệt giữa du lịch ảo và du lịch thật nằm ở chính chi phí mà khách hàng phải chi cho chúng, ví dụ như chuyến du lịch Hawaii người viết đã đề cập ở phía trên thì nếu theo tiêu chuẩn chi tiêu thông thường của nhiều người nó sẽ là chuyện gần như không thể. Nhưng nếu đặt toàn bộ chuyến du lịch đó vào một ứng dụng VR và người dùng chỉ phải tốn số tiền bằng 10% mức giá của một tour du lịch thông thường thì đó chắc chắn sẽ là một bước ngoặt cảu ngành du lịch toàn cầu.
Ngoài vấn đề chi phí thì nếu sử dụng dịch vụ du lịch ảo chắc chắn khách hàng không phải chịu cảnh chen chúc ở sân bay hay mệt mỏi vì những chuyến bay transit liên tục, thậm chí là không trở thành nạn nhân của những tai nạn khó lường trên đường đi.
Dân du lịch sợ nhất cảnh delay tại sân bay.
Thậm chí nếu chúng ta còn nghi ngại về mức giá của những thiết bị VR vẫn ở mức cao, thì ngân hàng đầu tư Digi-Capital đưa ra dự đoán thị trường thiết bị mô phỏng thực tế ảo sẽ cán mốc 150 tỷ USD và số tiền trung bình khách hàng phải chi cho một bộ thiết bị sẽ chỉ rơi vào khoảng 200-250 USD, tức là tương đương với một chiếc smartphone tầm trung hiện nay. Chắc chắn mức giá này sẽ làm yên lòng không ít những tín đồ đam mê du lịch nhưng có hầu bao mỏng.
Đi muôn nơi với thực tế ảo
Với thực tế ảo, đi đâu cũng được.
Mặc dù mới chỉ trong giai đoạn chớm nở nhưng hình thức du lịch thực tế ảo đã gây được không ít nhờ những tính năng tiện lợi cùng với mức chi phí hấp dẫn của mình. Thậm chí không ít người đã tỏ ra không hứng thú với dịch vụ như vậy vì họ cho rằng như thế sẽ mất đi những trải nghiệm mà chỉ có tham gia những tour du lịch thật mới có được.
Họ có lý do để nhận xét như vậy nhưng cũng phải thừa nhận, một chuyến du lịch Sao Hỏa bằng VR chắc chắn sẽ an toàn và rẻ hơn nhiều so với việc bạn bay lên đó bằng tàu vũ trụ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng