Dự luật mới của Mỹ có thể buộc các công ty công nghệ như Apple "ngoan ngoãn" bẻ khóa thiết bị
Nếu như dự luật này được thông qua, Chính phủ Mỹ sẽ có một sức mạnh vô cùng to lớn để bắt các công ty công nghệ hợp tác và bẻ khóa mã hóa thiết bị của họ.
Các công ty công nghệ như Apple có thể sẽ phải đối mặt với những hình phạt dân sự, nếu như từ chối yêu cầu của tòa án trong việc hỗ trợ các cơ quan điều tra truy cập vào thiết bị để lấy dữ liệu. Giống như trường hợp tòa án yêu cầu Apple phải hỗ trợ FBI bẻ khóa chiếc iPhone của kẻ sát nhân, nhưng Apple đã cứng rắn từ chối.
Đây là một dự luật mới của Chính phủ Mỹ, vừa được đệ trình lên Thượng viện. Dự luật này do Thượng nghị sĩ Richard Burr và Dianne Feinstein soạn thảo. Mới đây nó đã công bố và gây ra rất nhiều tranh cãi.
Nếu như dự luật mới này được thông qua, nó sẽ khiến cho nhiều công ty công nghệ giống như Apple sẽ phải chấp nhận hợp tác và hỗ trợ bẻ khóa mã hóa các thiết bị của họ nếu như có yêu cầu từ tòa án. Đồng nghĩa với việc các công ty này sẽ không thể chống lại yêu cầu của tòa án như những gì Apple đã làm trong thời gian vừa qua.
Hai tác giả của dự luật là Thượng nghị sĩ Richard Burr và Dianne Feinstein cho biết: “Mục tiêu cơ bản là rất đơn giản, khi có lệnh của tòa án đối với các công ty công nghệ để hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc cung cấp thông tin giải mã, phục vụ cho việc thực thi pháp luật thì các lệnh đó phải được thực hiện”.
Hai vị Thượng nghị sĩ cũng nhấn mạnh rằng: “Không có một tổ chức hay cá nhân nào được phép đứng trên luật pháp”.
Dự luật này ngay sau khi được công bố đã vấp phải nhiều sự phản đối, do nó quá mơ hồ và khiến cho Chính phủ Mỹ có sức mạnh quá lớn trong việc truy cập dữ liệu mã hóa của các công ty công nghệ.
Giám đốc Kevin Bankston của viện công nghệ Open Technology cho biết: “đây là một dự luật lố bịch và nguy hiểm, không phù hợp với những chính sách công nghệ của thế kỷ 21”.
Matt Blaze, một chuyên gia bảo mật và khoa học máy tính tại Đại học Pennsylvania, đã đăng tải trên trang Twitter của mình. Ông cho rằng dự luật mới này thậm chí còn tồi tệ hơn cả chính sách đã từng bị phản đối của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 1990, khi ông này muốn cài đặt một con chip vào tất cả điện thoại trên nước Mỹ để có thể theo dõi mọi hoạt động của người dân.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết Chính quyền Tổng thống Obama cũng khó lòng có thể ủng hộ dự luật này. Dự luật đang được đệ trình lên Thượng viện Mỹ để được thông qua, trước khi tiếp tục được xem xét bởi Hạ Viện.
Tham khảo: Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng