Nghịch lý đó đang diễn ra ở nước Đức với nền kinh tế hùng hậu thuộc hàng tiên tiến trên thế giới và do tác động của thảm họa Fukushima ở nước Nhật năm 2011.
Năng lượng tái tạo: thế mạnh
Trong lúc các nước đang phát triển trên thế giới; trong đó có Việt Nam, bắt đầu quan tâm đến chương trình phát triển điện năng bằng các nguồn năng lượng tái tạo thì nước Đức đã tiến một bước mạnh trên con đường này.
Các tuôc-bin điện gió dàn trải trên nhiều miền nước Đức, kể cả trên hòn đảo nhỏ Fehman bên bờ biển Bantic, gần bến cảng Rostok. (Ảnh: Trần Minh)
Quả vậy, ở nước Đức hiện nay, công suất của nguồn điện năng tái tạo đã tăng đến con số 194 tỷ kWh (kilô-oat-giờ) trong năm vừa qua 2015. Con số này tương đương với tỷ lệ 31% giữa năng lượng sạch X so với tổng điện lượng quốc gia mà Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA đưa ra cho năm 2015. Ngoài ra, chỉ riêng trong một năm 2015 mức độ tăng trưởng điện năng tái tạo là lớn nhất trong ít nhất một thập kỷ qua; tăng về tỷ lệ phần trăm với 19% và tăng cả về giá trị tuyệt đối với 32 tỷ kWh.
Các con số dự báo cho thấy sự đóng góp của các nguồn điện sạch vẫn còn tăng đến 40% - 50% vào năm 2025 và trên 80% vào năm 2050.
Đặc biệt, trong số các nguồn điện sạch, khả năng công nghệ và năng lực sản xuất điện gió của Đức thuộc loại hàng đầu thế giới. Ngày từ năm 2010, nước Đức đã chiếm 25% công suất điện gió thế giới và đạt công suất lắp đặt tuôc-bin gió khoảng 27.000 MW, đứng thứ hai chỉ sau nước Mỹ. Đức cũng có tiềm năng xuất khẩu thiết bị điện gió lớn, thu được hàng chục tỷ euro tiền xuất khẩu thiết bị và cung cấp tuôc-bin gió cho nhiều nước trên thế giới; trong đó có Việt Nam.
Sau điện gió, điện mặt trời cũng có mặt ở nước Đức nhưng trong hai loại điện này loại điện tái tạo thứ hai chỉ phát triển ở mức độ vừa phải. Và cả hai nguồn điện trên chỉ mới cung cấp khoảng 20% vào tổng điện năng quốc gia. Ngoài ra, các nguồn điện sạch còn lại như thủy điện, điện sinh khối … đóng góp vào mạng lưới quốc gia trong năm 2015 chỉ vào khoảng 11% và không được dự kiến sẽ tăng đáng kể trong tương lai sắp đến.
Dưới đây là các hình mô tả mức độ tăng trưởng (đơn vị tính là tỷ kilo.watt.hours – kilô.oat.giờ) của các loại điện năng khác nhau (hình dưới bên trái) và tương quan phát triển của các thành phần trong loại điện năng tái tạo hay sạch (hình dưới bên phải) từ năm 1990 đến 1995 ở nước Đức. Các hình này cho thấy ở nước này, hầu hết các loại điện năng sạch (trừ thủy điện) đều tăng trưởng đáng kể trong 25 năm qua, đặc biệt trong 15 năm gần đây, còn các loại điện năng khác (nhiên liệu than, dầu, khí tự nhiên và điện hạt nhân) đều phát triển không đáng kể trong 15 năm này.
Mô tả sự phát triển các nguồn điện năng 25 năm qua. (Ảnh: Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA)
Rõ ràng, với sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo trong hai thập kỷ qua, nước Đức đã đi đúng hướng trên con đường xây dựng một nền công nghiệp điện sạch và đễ dàng thích ứng với trào lưu chung của thế giới.
Số phận điện than và điện hạt nhân: lâu và mau!
Như con số dự báo trên đây về nguồn điện sạch của Đức - sẽ tăng đến 40% - 50% vào năm 2025 và trên 80% vào năm 2050, nước này đang hướng tới một tương lai lâu dài chỉ sử dụng các nguồn điện sạch.
Thế nhưng, ở “thì hiện tại”, riêng trong năm 2015, 44% sản lượng điện của Đức đang được tạo ra từ than đá, 11% từ các nhiên liệu hóa thạch. Điều này có nghĩa là người đân Đức đang sống với nguồn điện phát thải khí độc hại hay khí nhà kính “hùng hậu”! Trong tình thế đó, chính phủ của bà thủ tướng Merkel, dù không dễ dàng, nhưng để thực hiện Nghị định của Hội nghị Biến đổi khí hậu Paris COP-21 vẫn phải đặt mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính xuống còn khoảng 80% - 95% vào năm 2050.
Bài toán đặt ra bấy giờ là phải dần dần đóng cửa các nhà máy điện than và ngừng không xây dựng nhà máy mới loại đó trong lúc chờ đợi sự phát triển nguồn điện “át chủ bài” là điện gió hay điện năng lượng mặt trời. Vấn đề ở chỗ là làm thế nào lấp cho được chỗ trống mà các nhà máy điện than để lại.
Trước đây, chính phủ Đức đã có chủ trương duy trì và xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân để thay thế các nhà nhà điện chạy than. Chính sách này đã có thời điểm đạt sự đồng nhất của các đảng lớn hàng đầu ở nước này. Nhưng bất ngờ, sau thiên tai gây ra sự kiện hạt nhân Fukushima ở Nhật năm 2011, đường lối của nhà cầm quyền Đức bỗng đột ngột thay đổi. Dù 17 nhà máy điện hạt nhân ở nước Đức đang đóng góp đến 15% tổng điện năng cho nước này, chính phủ Đức vẫn vội vã công bố chủ trương ngừng xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân và chỉ kéo dài hoạt động các nhà máy điện hạt nhân vào khoảng năm 2022.
Nhà máy điện hạt nhân Grafenrheinfeld ở Bavaria (Đức). (Ảnh: Smh.co.au)
Đồng thời, họ đảo ngược chính sách xử lý với các nhà máy điện than bằng cách tạm duy trì và có thể cho xây dựng thêm, nếu cần, một số nhà máy mới. Dĩ nhiên, đối với nhà máy điện than, họ chỉ chủ trương kéo dài có thời gian chứ không phải vô thời hạn. Tuy vậy, số phận hai loại điện năng, nhiệt điện than và điện hạt nhân, bỗng đảo ngược và tuổi thọ cũng đã thay đổi - một sống lâu và một sống mau!
Rõ ràng, bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp điện của nước Đức, nhìn chung, vẫn là “trớ trêu” và chứa đựng nghịch lý. Đó là: điện sạch (năng lượng tái tạo) sẽ tăng lên, nhưng điện rõ ràng có hại (điện than) vẫn không giảm còn điện hiện đại (điện hạt nhân), dù chưa có nhiều thí dụ có hại, thì giảm dần !
Tình hình phát triển điện năng ở nước Đức khác với nhiều nước phát triển ở Âu Mỹ, trong đó Anh quốc là một ví dụ và sẽ được giới thiệu trong một bài viết sau.
Theo Vietnamnet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng