‘Đừng đánh giá thấp Trung Quốc’: Lời cảnh báo của CEO công ty mới gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ, ngồi cùng mâm với Apple, Microsoft, Google
Bài học cười nhạo của Elon Musk với BYD cách đây 12 năm đã cho thấy khả năng phát triển công nghệ vượt bậc của Trung Quốc trong mảng điện toán đám mây, dịch vụ Internet, thanh toán trực tuyến, xe điện và hệ thống lái tự động.
- 'Bán xẻng trong cơn sốt đào vàng': Giải mã cách Nvidia 1 mình hốt bạc từ hiện tượng ChatGPT, trở thành công ty nghìn tỷ USD
- CEO NVIDIA: Người không có chuyên môn về trí tuệ nhân tạo sẽ bị nhân sự giỏi về AI 'cướp việc'
- NVIDIA tuyên bố ngừng sản xuất 'card quốc dân' RTX 3060 Ti
- Thu hút hơn 1000 sinh viên quan tâm tại ngày hội công nghệ của VSP và Nvidia Geforce
- Dùng loại chip 'nhà làm' ra mắt từ 2016, hiệu năng siêu máy tính Google vượt mặt hệ thống của NVIDIA mặc cho đối thủ đang dẫn đầu thị trường chip AI
“Tôi không nghĩ rằng họ có một sản phẩm tốt. Tôi không cho rằng xe điện của họ có sức hút. Công nghệ thì không được mạnh lắm và bản thân BYD cũng có nhiều vấn đề phải đối mặt tại Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng họ chỉ nên tập trung sao cho đừng phá sản ở Trung Quốc là được”, tỷ phú Elon Musk không ngừng cười nhạo BYD khi hãng xe điện này mới ra mắt thị trường vào năm 2011.
Thế nhưng 12 năm sau, Tesla của nhà Elon Musk đã phải phụ thuộc vào Trung Quốc-thị trường sản xuất và tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới. Nhà máy của Tesla tại Thượng Hải sản xuất hơn 50% tổng số sản phẩm mà Elon Musk bán trên toàn cầu. Thị trường này cũng mang về 18,15 tỷ USD doanh số, chiếm đến hơn 1/5 tổng doanh thu của hãng năm 2022.
Bài học của Tesla vẫn còn đó và Nvidia, hãng sản xuất chip điện tử cho phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) mới đặt tổng mức vốn hóa 1 nghìn tỷ USD, ngồi cùng mâm với Apple, Google, Microsoft, không muốn lặp lại sai lầm coi thường Trung Quốc này.
Vắt chân lên mà chạy
Tờ Nikkei Asian Review cho hay nhà sáng lập Jensen Huang của Nvidia đã cảnh báo rằng Trung Quốc hoàn toàn có khả năng phát triển chip bán dẫn cho riêng mình nhằm đáp trả những áp lực hiện nay của Phương Tây, và những doanh nghiệp chip hiện nay cần phải tỉnh táo để giữ được sự cạnh tranh.
“Bất kể các lệnh cấm vận như thế nào thì chúng tôi cũng sẽ tuân thủ, tuy nhiên tôi cho rằng Trung Quốc sẽ dùng điều này như một cơ hội để thúc đẩy các nhà khởi nghiệp và đây là lý do có rất nhiều startup mảng GPU (bộ xử lý cho phát triển AI) đã xuất hiện ở Trung Quốc”, nhà sáng lập đồng thời là CEO Huang của Nvidia nhận định.
Bộ xử lý GPU bao gồm con chip có khả năng xử lý lượng lớn số liệu về đồ họa và trở thành phần cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu công nghệ AI cũng như mảng trò chơi điện tử.
Việc Nvidia, hãng sản xuất chip H100 chuyên được dùng để đào tạo phát triển những AI như ChatGPT đã trở thành tâm điểm trong cuộc đua công nghệ Mỹ -Trung. Doanh nghiệp này đã phải ngừng bán chip H100 cho Trung Quốc nhằm tuân thủ các lệnh cấm vận công nghệ của Mỹ, đồng thời sửa đổi các sản phẩm cung ứng cho nền kinh tế số 2 thế giới để không vi phạm các quy định của Phương Tây.
Theo CEO Huang, việc dự đoán liệu Trung Quốc có tạo nên một hệ sinh thái hoàn toàn tách biệt cho công nghệ AI nhằm đối phó với lệnh cấm vận của Mỹ hay không là điều quá khó khăn. Dù vậy, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã chứng minh cho mọi người thấy khả năng phát triển công nghệ vượt bậc của mình trong mảng điện toán đám mây, dịch vụ Internet, thanh toán trực tuyến, xe điện và hệ thống lái tự động.
“Chúng tôi đang phải vắt chân lên mà chạy. Nguồn lực của Trung Quốc trong mảng này là cực kỳ khổng lồ và bạn chẳng nên đánh giá thấp quốc gia này”, CEO Huang trả lời khi được hỏi về khoảng cách công nghệ giữa Nvidia với những người chơi Trung Quốc.
Bạn thân với TSMC
CEO Huang, ông chủ của hãng sản xuất chip đang thu hút sự chú ý rất lớn hiện nay, được đánh giá là người có mối quan hệ cực kỳ thân cận với nhà sáng lập Morris Chang của TSMC, hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.
“Sự hợp tác giữa của chúng tôi với TSMC là rất chặt chẽ. Đây là thời điểm quan trọng cho việc gia tăng phát triển công nghệ máy tính và AI nên trong 10 năm tới, các hợp đồng giữa chúng tôi và TSMC sẽ tăng trưởng bền vững”, CEO Huang cho biết.
Nhà sáng lập của Nvidia cũng xác nhận bộ xử lý H100 được thuê ngoài gia công duy nhất từ TSMC dù một tập đoàn khác là Samsung cũng đủ tiêu chuẩn để làm điều này.
“Chúng tôi không thuê ngoài gia công quá nhiều vì công nghệ này quá khó và chắc chắn không thể cùng lúc phụ thuộc vào 2 nguồn cung ứng khác nhau...Thế nhưng chúng tôi vẫn đang hợp tác với Samsung trong mảng chế tạo chip nhớ cùng nhiều mảng khác”, CEO Huang nhấn mạnh.
Dẫu vậy, người đứng đầu Nvidia cũng cho biết sẽ tăng cường chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo sự ổn định cũng như mở rộng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu cực cao hiện nay của khách hàng.
“Chúng tôi sẽ sản xuất ở nhiều nhà máy khác nhau hết mức có thể. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với TSMC và cũng có thỏa thuận với Samsung, thậm chí chúng tôi hoàn toàn thiện chí bắt tay cả với Intel”, CEO Huang cho biết.
*Nguồn: Nikkei Asian Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng