Dùng mô hình đồ chơi để quay phim, YouTuber tạo ra tuyệt tác đẹp hút hồn không kém gì bom tấn Hollywood
Nói không với kỹ xảo máy tính, bộ đôi YouTuber kiêm nhà sản xuất phim độc lập Luka Hrgović và Dino Julius vẫn có thể tạo ra những thước phim đẹp đến ngây ngất nhờ những mô hình đồ chơi thu nhỏ.
- Ai sẽ trở thành Black Panther mới của vũ trụ điện ảnh Marvel?
- YouTuber chế tạo công cụ để chạy nhanh hơn, thách thức cả kỷ lục thế giới của "tia chớp" Usain Bolt
- Bên trong ngôi nhà lắp ráp từng khiến Elon Musk mê mẩn: Rộng gần 40 mét vuông, đầy đủ tiện nghi, giá hơn 1 tỷ đồng
- Marvel Studios đã chuẩn bị cho cuộc chiến đa vũ trụ khốc liệt nhất của MCU như thế nào?
- The Dark Knight Rises 10 năm nhìn lại: Đoạn kết của bản thiên anh hùng ca đã thay đổi hoàn toàn Hollywood
Ngày nay, kỹ xảo máy tính đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho những bom tấn điện ảnh, truyền hình. Bên cạnh diễn xuất của dàn diễn viên, chính những hiệu ứng ảo diệu, đẹp mắt đã giúp cho các nhà sản xuất hoàn thiện được tầm nhìn của mình đối với mỗi dự án và mang đến trải nghiệm trọn vẹn nhất cho khán giả.
Tuy nhiên, không phải đạo diễn nào cũng ưa thích việc sử dụng kỹ xảo máy tính cho các tác phẩm của mình. Thay vào đó, họ luôn tìm cách áp dụng các đạo cụ, các hiệu ứng thực tế để đảm bảo độ chân thực cao nhất, và chỉ nhờ đến sự trợ giúp của CGI mỗi khi thực sự cần thiết.
Một trong những phương pháp, hay nói chính xác hơn là đạo cụ, mà họ thường sử dụng chính là mô hình kích thước nhỏ với độ chi tiết tả thực cao, đặc biệt phù hợp khi quay bối cảnh tổng quát. Khi đó, kỹ thuật quay phim và biên tập hậu kỳ sẽ được phát huy tối đa để mang lại những phân đoạn chân thật nhất, khiến cho khán giả không thể nào nhận ra những gì họ đang nhìn thấy trên màn ảnh thực chất chỉ là “đồ chơi” mà thôi.
Không chỉ những tên tuổi lớn trong làng điện ảnh, như Christopher Nolan, mà ngay cả những nhà sản xuất độc lập, những đơn vị nhỏ lẻ, cũng yêu thích phong cách thủ công này. Ví dụ như bộ đôi Luka Hrgović và Dino Julius, chủ nhân của kênh YouTube Slice of Life, đồng thời cũng là nhà sản xuất của phim ngắn Slice of Life từng nhận được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim lớn như Berlin Sci-fi Filmfest, FANTA ELX: Elche Fantastic Film Festival, Fixion Fest hay LA Shorts International Film Festival.
Lấy cảm hứng từ hàng loạt bộ phim sci-fi kinh điển của những năm 80 như Alien, Star Wars hay Blade Runner, Slice of Life được thực hiện hoàn toàn bằng các hiệu ứng thực tế và đạo cụ, không hề có sự can thiệp của CGI. Đây cũng chính là điểm ấn tượng nhất trong tư duy và phong cách làm việc của Luka và Dino.
Trong dự án mới nhất - bộ phim tài liệu mang tên Fuji, kể về một võ đường Judo tại Croatia dành cho những người mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế (OCD), Luka và Dino lại tiếp tục áp dụng phương pháp quay phim đặc trưng của mình: Đó là sử dụng mô hình thu nhỏ do họ tự chế tạo và lắp ráp để quay bối cảnh cho phim, thay vì phải bay tận sang Nhật Bản để có khung cảnh chân thực nhất.
Không chỉ tạo ra một mô hình võ đường theo phong cách tả thực, bộ đôi này còn tự tay cắt dán, tô vẽ quang cảnh xung quanh, như rừng cây hay ngọn núi Phú Sĩ, để đảm bảo những cảnh quay thu được sẽ có độ chi tiết cao nhất. Sau đó, bằng việc kết hợp linh hoạt giữa các kỹ thuật quay, đánh sáng và tạo sương, họ đã tạo ra 1 đoạn phim sống động, chân thật không hề kém cạnh những bom tấn hàng đầu của Hollywood.
Cụ thể quá trình này được thực hiện như thế nào, mời bạn theo dõi đoạn video dưới đây.
[Phụ đề] Đây là cách bộ đôi nhà sản xuất Luka Hrgović và Dino Julius tạo ra những cảnh quay đậm chất Hollywood từ mô hình đồ chơi thủ công.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng