Dùng Samsung Pay sau 6 năm ra mắt: Gần như không có lỗi, tích hợp nhiều tính năng, khuyến mãi vẫn còn nhưng ít
Samsung Pay giờ được tích hợp vào Samsung Wallet, sau hơn 6 năm hoạt động đã khác nhiều, số lượng người dùng nhỏ nhưng được cái vẫn tiện lợi như xưa.
- Mới 2 tháng đầu năm đã nồm ẩm liên miên, kiểm tra ngay xem những vị trí này trong nhà đã lên mốc chưa
- 6 món đồ giá rẻ đáng đầu tư cho dân văn phòng, giá chỉ vài chục nghìn mà cực nhiều công dụng hữu ích
- Cuối tháng “nổ” sale: Tai nghe Baseus giảm 63%, chuột Ugreen giảm 47%, bộ lọc tại vòi Xiaomi chỉ 199.000đ
Samsung Pay ra mắt từ 2017 ở Việt Nam nhưng thực tế không có quá nhiều người dùng thường xuyên. Lý do đầu tiên là vì lượng máy tương thích khá ít, chỉ có mặt trên các thiết bị cao cấp và cận cao cấp. Hồi đó, số lượng thẻ và ngân hàng hỗ trợ cũng hạn chế. Chưa kể, thời gian đầu việc thanh toán còn nhiều lỗi nên dễ làm người ta chán nản không muốn dùng nữa.
1 thời gian sau đó, Samsung nhanh chóng tăng số lượng thẻ và ngân hàng tương thích, thao tác thanh toán cũng bớt lỗi hơn hẳn so với trước. Lúc này cũng là thời điểm tôi bắt đầu chuyển sang dùng Samsung với chiếc Galaxy S10e và đã tích hợp chiếc thẻ tín dụng HSBC vào thành công. Hồi đó ở Việt Nam vẫn chỉ đang dùng chuẩn thanh toán MST (dạng thẻ từ) chứ chưa phải NFC, dù bản chất máy cũng đã có sẵn NFC rồi.
Dùng Samsung Pay thay thẻ cứng.
Trong những năm sau, số lượng cửa hàng chấp nhận Samsung Pay vẫn tăng đều, số lượng ngân hàng hỗ trợ cũng đã lên đến 26, tương thích tốt với nhiều loại thẻ nội địa Napas và quốc tế như Visa và Mastercard. Samsung cũng tung ra nhiều khuyến mãi dành cho người dùng nhưng tính ra số lượng giao dịch vẫn không cao. Nhiều người thực tế còn không biết đến tính năng này trên điện thoại Galaxy, hoặc vẫn thích giao dịch bằng tiền mặt, quét mã QR chuyển khoản hơn.
Hiện tại, các dòng máy Samsung mới đều bỏ giao thức MST để thanh toán chạm bằng NFC, tương thích tốt hơn với các máy POS đời mới. Tính năng thanh toán cũng đã được tích hợp vào 1 ứng dụng chung gọi là Samsung Wallet, bao gồm cả Samsung Pass, Samsung Rewards và kho lưu trữ thẻ thành viên, phiếu quà tặng, khuyến mãi, khóa điện tử, thẻ sức khỏe và cả vé máy bay.
Các ưu đãi, khuyến mãi hiện vẫn còn nhưng không nhiều, thường là ưu đãi giảm giá khi có sản phẩm mới ra mắt hoặc phiếu mua hàng khi đạt đủ chỉ tiêu mua sắm theo quy định. Ví dụ cuối năm ngoái, tôi đã vài lần được uống Starbucks miễn phí sau khi hoàn thành 5 lần quẹt thẻ qua Samsung Pay với giá trị tổng ít nhất 200.000đ. Hay như ở thời điểm viết bài đang có ưu đãi tương tự nhưng là để đổi lấy voucher Shopee Food trị giá 50.000đ.
Trải nghiệm ổn định hơn
Hiện tại, tỉ lệ quẹt thẻ lỗi với Samsung Pay là cực kì thấp. Trong khoảng 2 năm vừa qua, mỗi lần tôi quẹt thẻ mà thấy báo lỗi thì khả năng cao lỗi ở máy POS chứ không phải do điện thoại, kể cả thử lại bằng thẻ cứng cũng không được.
Quá trình thêm thẻ mới cũng đơn giản hơn, ngoài cách chụp ảnh mẳt thẻ bạn có thể chạm NFC vào thẻ (với loại thẻ contactless mới) là thông tin tự độc được chuyển sang điện thoại, bạn chỉ cần điền đúng số CVC là xong.
Trước đây, cách mở nhanh Samsung Pay là vuốt từ mép dưới màn hình lên khi màn hình tắt hoặc ở màn hình khóa/màn hình chính nhưng hiện đã có thêm cách nhấn đúp phím nguồn. Sau đó, chỉ cần chạm vân tay hoặc nhập mã đặt sẵn là có thể thanh toán. Cá nhân tôi thấy cách này chưa nhanh tiện và dễ chịu bằng FaceID trên iPhone.
Có 1 vấn đề nhỏ mà tôi gặp phải hồi nâng cấp từ chiếc Galaxy Note20 lên S22 Ultra. Samsung Pay và 1 số ngân hàng lúc đó thay đổi chính sách bảo mật, 1 thẻ chỉ được thêm vào 1 tài khoản Samsung Pay duy nhất. Muốn chuyển được thẻ cũ sang máy mới thì phải gỡ thẻ ra khỏi máy cũ mới được. Tôi đã liên lạc với bên ngân hàng nhưng cũng không được trợ giúp hợp lý, không thể gỡ thẻ ra khỏi tài khoản trên máy cũ và không dùng được thẻ đó trong máy mới.
Nếu dùng các đời máy mới như Galaxy S23, S24 trở lên, bạn sẽ thấy trải nghiệm mở nhanh Samsung Pay mượt mà, nhưng với các đời cũ từ S22 trở xuống sẽ bị delay và giật lag thấy rõ, đôi khi còn chập chờn không nhận vân tay.
Việc Samsung (và hầu hết điện thoại Android khác) đặt chip NFC ở giữa lưng máy cũng có thể gây phiền phức khi thanh toán vì dễ đặt lệch khi chạm vào máy POS. Chưa kể 1 số loại máy POS nhưng ở McDonald gắn liền vào màn hình gọi món, chip NFC nằm sát vào bên trong nên nhiều lúc không nhận. Nếu Samsung học hỏi Apple và các hãng điện thoại Nhật, đưa NFC lên góc trên bên cạnh camera thì thao tác này sẽ tự nhiên, thoải mái và chính xác hơn nhiều.
Nếu đang dùng điện thoại Galaxy tương thích với Samsung Pay mà có quá nhiều thẻ thanh toán khác nhau trong ví, bạn nên thử dùng Samsung Pay để thay thế để thấy nó tiện lợi đến mức nào, chưa kể còn hạn chế mất thẻ. Nếu mất điện thoại mà không biết mật mã mở khóa riêng của Samsung Pay và không có vân tay đúng thì kẻ xấu cũng không quẹt thẻ được. Tỉ lệ thanh toán lỗi giờ cũng rất thấp, thao tác mở thẻ, thêm thẻ nhanh và dễ nên hoàn toàn có thể thay thế các loại thẻ cứng.
Đối với riêng tôi, đây vẫn là 1 trong những tính năng nhỏ nhưng xứng đáng được khen, khi đã dùng rồi không muốn bỏ, chỉ mong Samsung tiếp tục mở rộng số lượng ngân hàng và loại thẻ trong tương lai và chuyển vị trí chip NFC lên góc trên của lưng để thao tác tiện lợi hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng