Dùng thử Oculus Rift - Kính thực tế ảo '2 tỷ USD' của Facebook
(GenK.vn) - Chiếc kính thực tế ảo Oculus Rift đã có mặt tại Việt Nam với mục đích giới thiệu công nghệ và những ứng dụng của nó trong đời sống.
Thực tế ảo hay còn gọi là thực tại ảo (tiếng Anh là virtual reality, viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính. Đa phần các môi trường thực tại ảo chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều , tuy nhiên một vài mô phỏng cũng có thêm các loại giác quan khác khác như âm thanh hay xúc giác.
Để tìm hiểu thêm thông tin về công nghệ này, bạn đọc có thể xem thêm tại đây.
Công ty công nghệ Oculus VR (CEO Palmer Luckey mới 21 tuổi) với dự án kính thế ảo Oculus Rift đang tạo cơn sốt thu hút sự chú ý trong cộng đồng mới đây đã chính thức được Facebook mua lại với cái giá lên tới 2 tỷ USD. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra do sự tò mò của người dùng và nhà đầu tư, liệu chiếc kính đó có gì đặc biệt, nó sẽ thay đổi tương lai ra sao và số tiền Facebook bỏ ra có xứng với giá trị hay không?
Rất nhanh sau khi Facebook hoàn tất thương vụ với Oculus VR, GenK đã có cơ hội được trải nghiệm và dùng thử sản phẩm này tại Hà Nội. Chiếc kính được đưa về Việt Nam bởi hoclamgiau.vn, Redstack và Centive Solutions - một công ty sản xuất phần mềm cho các thiết bị thực tế ảo.
Video mở hộp sản phẩm:
Mở hộp kính thực tại ảo Oculus.
Tuy rằng hầu hết những người quan tâm tới Oculus Rift tại Việt Nam thường là những game thủ, kỳ vọng vào mẫu kính thực tế ảo này như một cách thưởng thức những tựa game 3D với trải nghiệm ấn tượng hơn, thế nhưng với Redstack, đơn vị góp phần đưa Oculus Rift về Việt Nam, họ muốn trình diễn sản phẩm mới lạ này ở nhiều khía cạnh khác của công nghệ.
Hộp đựng của Oculus Rift rất chắc chắn. Bên trong chúng ta có một chiếc kính, adapter kết nối máy tính, dây cable kết nối microUSB, joystick điều khiển và bộ sạc.
Thiết kế của kính khá to và cồng kềnh, tuy nhiên trái ngược với kích thước, kính có trọng lượng nhẹ và đeo thoải mái.
Phía bên trong chúng ta có hai màn hình độ phân giải 1080 x 1920. Các ống kính phía trên màn hình sẽ làm nhiệm vụ tạo hình ảnh 3D. Bên trong kính sẽ có thêm các cảm biến giúp theo dõi các động tác của người dùng như nghiêng đầu, đổi hướng nhìn...và điều chỉnh hình ảnh cho phù hợp. Khi sử dụng chúng ta có thể quan sát góc rộng tới 110 độ, lớn hơn rất nhiều so với 45 độ của màn hình máy tính thông thường.
Phiên bản được đưa về Việt Nam dành cho nhà phát triển, có dòng chữ "Development Kit".
Tuy nhiên độ phân giải trên khi sử dụng thực tế không tạo ấn tượng, hình ảnh không sắc nét, thay đổi khung hình chưa thực sự mượt. Dự kiến khi được bán chính thức vào tháng 7 tới, phiên bản thương mại sẽ sử dụng độ phân giải cao hơn.
Video dùng thử sản phẩm:
Dùng thử kính thực tế ảo Oculus.
Chiếc adapter đi kèm để kết nối với máy tính.
Chiếc joystick đi kèm cho phép điều khiển, di chuyển khi sử dụng trong điều kiện thực tế.
Ttrao đổi với đại diện của Redstack, CEO Japri Maming cho biết “Chúng tôi đưa Oculus Rift sang đất nước của các bạn với mục đích phô diễn tiềm năng của chiếc kính này trong các ngành kỹ thuật như thiết kế, kiến trúc hoặc với mục đích giáo dục cho các bạn sinh viên đang theo học trong ngành này. Oculus Rift có tiềm năng rất lớn, chứ không chỉ riêng mục đích giải trí đơn thuần.”
Trong đợt này, đại diện của Centive Solutions, nhà phát triển phần mềm đến từ nước Đức cũng có mặt để trình diễn phần mềm mang tên cTOLO, công cụ giúp các kiến trúc sư cũng như những nhà thiết kế nội thất có thể bước trực tiếp vào mô hình 3D mà họ đã dựng nên thông qua công cụ Oculus Rift.
Đại diện RedStack trao đổi với GenK.
Nhờ vào Oculus Rift và cTOLO, người sử dụng sẽ có thể dễ dàng hình dung được không gian mà họ đang thiết kế, với những công cụ đo đạc chính xác dành riêng cho những kỹ sư hay kiến trúc sư. Dự kiến khi ra mắt chính thức cùng phiên bản hoàn thiện dành cho người tiêu dùng của mẫu kính thực tại ảo kể trên, cTOLO sẽ hỗ trợ hầu hết những định dạng file trên nhiều công cụ đồ họa phổ biến hiện nay như 3Ds Max hay Maya.
Kỹ sư của RedStack với phần mềm thiết kế cho kính Oculus Rift.
Hình ảnh người dùng đang thấy trong kính hiển thị trên máy tính. (có thể xem thêm video phía đầu bài viết)
Vì đây mới là phiên bản dành cho các nhà phát triển (Development Kit), nên Oculus Rift không thể sở hữu những tính năng cao cấp như màn hình với độ phân giải cao. Tuy nhiên một điểm mạnh của Oculus Rift chính là trọng lượng rất nhẹ của nó. Khi đeo chiếc kính thực tế ảo này, người dùng có cảm giác giống như đang đội một chiếc mũ bảo hiểm nhỏ mà thôi, rất gọn nhẹ và không gây đau đầu.
Nhờ vào kết cấu màn hình dành cho mỗi bên võng mạc, mà chiếc kính này giả lập được góc nhìn 3D tương đối hoàn thiện. Những cử động như quay đầu để đổi góc nhìn diễn ra trơn tru, mượt mà, y hệt như những gì bạn có thể làm ngoài đời thực, dĩ nhiên là với độ phân giải thấp hơn mà thôi.
Một số hình ảnh khác về sản phẩm:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng