Đứng trước ống kính, Mark Zuckerberg làm mọi cách để tránh gây chú ý, và lí do của anh cũng thật là chính đáng
Các phương tiện truyền thông sống chết đều là nhờ vào lượng tương tác. Bạn cung cấp cho khán giả những nội dung khiêu khích, từ chính trị, tin tức nổi bật, hay thậm chí là ảnh mèo cưng, v.v..., miễn sao thu hút được cái nhìn của bạn là được.
Khi giám đốc của Facebook, Mark Zuckerberg xuất hiện tại Quốc hội vào thứ ba và thứ tư vừa qua, trông anh có vẻ không muốn được chú ý cho lắm. Vì đang phải điều trần về những vấn đề liên quan đến vi phạm dữ liệu và vai trò của Facebook trong việc can thiệp vào chính trị của nước ngoài và cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016, Zuckerberg sẽ muốn tránh không khiêu khích, và chỉ muốn thu hút sự chú ý ở mức tối thiểu.
Nếu các tin tức trên nền tảng của Faceook được miêu tả bằng từ "kết dính," thì những câu trả lời nhạt nhẽo, được tập dượt kĩ càng của Zuckerberg đã đạt được hiệu ứng ngược lại. Anh ấy chẳng "kết dính" chút nào, và các câu hỏi cứ thế mà trơn tuột ra khỏi anh.
Washington đã chuẩn bị cho cuộc chạm trán này kể từ khi có phát hiện rằng hàng chục triệu người dùng đã bị công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica nạo sạch dữ liệu. Cánh nhà báo và truyền thông đã liên tiếp chĩa máy ảnh vào Mark Zuckerberg, một phép ẩn dụ nặng nề về sự xâm phạm riêng tư của thời đại hiện đại.
Nhưng Zuckerberg không hề có ý định tạo ra một màn trình diễn. Anh ấy đã tỏ ra rất hối lỗi. Giọng nói của anh nhỏ nhẹ. Quần áo của anh chỉnh tề. Anh ấy bỏ luôn cả chiếc áo phông đậm chất Silicon Valley của mình để mặc một bộ vest với màu của logo Facebook, và với chiếc cà vạt có màu của nút Like.
Anh ấy cũng đã diễn tập nhiều câu trả lời máy móc: "Thưa thượng nghị sĩ, đó là một câu hỏi hay," hoặc như "Tôi sẽ bảo đội của tôi liên lạc với ông." Anh ấy liên tục nhắc về việc anh ấy đã sáng lập Facebook từ phòng kí túc xá tại Facebook, miêu tả công ty như là một sự thành công nhờ may mắn, thay vì coi nó như một công ty toàn cầu với dân số còn nhiều hơn một số quốc gia.
Và anh đã phải đối mặt với những thượng nghị sĩ, những người mà không phải lúc nào hiểu rõ về các chức năng của mạng xã hội này. Ví dụ như, họ không hiểu rõ được sự khác biệt giữa việc bán dữ liệu và việc sử dụng dữ liệu để bán quảng cáo nhắm mục tiêu. Vì thế, có lúc họ còn không thể đặt ra câu hỏi để đưa ra trọng tâm của mình.
Hình tượng này khác xa so với miêu tả của anh trong phim "The Social Network," được viết bởi Aaron Sorkin. Trong phim, Zuckerberg được miêu tả là một con người ngạo mạn, hư cấu, có ít kiên nhẫn với những luật sư đang trả hỏi anh: "Anh chỉ có một phần sự quan tâm của tôi thôi. Anh có một phần tối thiểu mà thôi."
Anh Zuckerberg cũng đã hết sức tập trung. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh cởi mở với tất cả các câu hỏi. Anh trơn tuột như một con lươn khi chủ đề đang hướng về vấn đề mô hình kinh doanh của công ty, vốn phải phụ thuộc vào truy cập dữ liệu cá nhân, và những mối quan tâm về quyền riêng tư.
Mặc dù vậy, anh vẫn trả lời bình tĩnh, với giọng nói trầm đều, như một kỹ thuật viên hướng dẫn qua điện thoại vậy.
Ngày thứ hai của phiên điều trần vào thứ tư trước Uỷ ban Thương mại căng thẳng và máu lửa hơn nhiều so với hôm thứ nhất, với nhiều nghị sĩ tai to mặt lớn. Mặc dù vậy, sự kiện này không thu hút được nhiều sự chú ý. Rất in kênh đã truyền hình trực tiếp sự kiện này. Trên mạng cáp, chỉ có đài HLN và CNBC là truyền hình vụ điều trần ở ngày thứ hai. Cộng đồng mạng cũng bị thu hút bởi những Tweet giật gân từ Paul D. Ryan và Donald Trump hơn là với vụ điều trần này.
Mặc dù vậy, Zuckerberg đã không hoàn toàn thoát khỏi hai ngày qua mà không có hề hấn gì. Thượng nghị sĩ Richard J. Durbin của đảng Dân chủ tại Illinois đã hỏi một câu rất đỗi khác thường. Ông đã hỏi xem liệu Zuckerberg có ngại chia sẻ tên khách sạn mà anh ấy ở tối qua không, và Zuckerberg đã miễn cưỡng trả lời "Không". Sự kiện này đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng, dù là chỉ trong chốc lát.
Nói tóm lại, trong hai ngày qua, Mark Zuckerberg đã rất xuất sắc trong việc giảm thiểu được những sự chú ý không mong muốn. Trong thời đại của mạng xã hội hiện nay, khi mà tin tức nhiều khi bị lan truyền ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, có lẽ chúng ta sẽ học được đôi điều từ vị CEO của Facebook.
Tham khảo New York Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng