Đường chính là "Cái chết trắng" của thời đại mới - danh hiệu không chỉ dành riêng cho ma túy
Muốn khỏe mạnh, bạn phải kiểm soát sự tiêu thụ đường của mình.
Trái với cảm giác ngọt ngào mà đường mang lại cho bạn, đường không phải một người bạn tốt. Tiêu thụ thường xuyên đường và độ ngọt là một trong những việc làm tồi tệ nhất mà bạn làm với sức khỏe của mình.
Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra cho chúng ta thấy, không còn nghi ngờ gì nữa, đường chính là kẻ thù đem lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.
Hãy nhìn vào xu hướng tiêu thụ đường trong vòng 300 năm qua:
Năm 1700, một người Anh tiêu thụ chỉ khoảng 1,8 kg đường mỗi năm. 100 năm sau, con số tăng lên đến 8,1 kg. Năm 1870, lượng đường tiêu thụ trung bình bởi một người tiếp tục tăng lên 21,3 kg. 30 năm sau đó, nó đã đạt mức 40 kg mỗi năm.
Cũng trong giai đoạn 3 thập kỷ này, lượng đường sản xuất trên toàn cầu tăng gần 5 lần, từ 2,8 triệu tấn lên 13 triệu tấn. Và đến nay, thống kê năm 2012 cho thấy một người Mỹ trung bình đã tiêu thụ đến 81 kg đường mỗi năm.
Song song với đó là tốc độ gia tăng của bệnh tiểu đường. Năm 1890, tỷ lệ người mắc bệnh chỉ là 0,003%. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới, con số ngày hôm nay đã lên đến 8,50%, tăng gấp gần 3.000 lần.
Cơn nghiện đường
Đường đang tạo ra một cơn nghiện mà mục tiêu tấn công chủ yếu là trẻ em. So với những năm đầu thế kỷ 20, trẻ em Mỹ ngày nay tiêu thụ một lượng đường nhiều hơn gấp 10 lần. Trong đó, chủ yếu đường đến từ một loại chất tạo ngọt có tên HFCS, được sản xuất từ tinh bột ngô.
HFSC có mặt phổ biến trong các loại thực phẩm từ nước giải khát, bánh mì đến gia vị và danh sách dài các loại thức ăn chế biến sẵn.
Có tính gây nghiện cao, HFSC chứa hai loại đường fructose và glucose. Tuy nhiên, chúng không có liên kết với nhau như đường kính. Vì vậy, cơ thể chúng ta không mất công phân giải, đường fructose sẽ được hấp thụ rất dễ dàng. Sau đó, nó đi thẳng vào gan mà tạo nên các chất béo có hại cho cơ thể (VLDL và triglyceride).
Cơn nghiện đường đang tấn công nhiều trẻ em
Joseph Mercola, một chuyên gia sức khỏe ở Mỹ nói:
“Đường fructose đưa bạn vào quá trình tăng cân, bằng cách đánh lừa cơ chế chuyển hóa của nó. Fructose không kích thích tiết insulin một cách hợp lý, do đó không kiểm soát được các hooc-môn gây đói; không làm tăng hooc-môn leptin mang đến cảm giác no. Vì thế, bạn ăn nhiều hơn và cơ thể kháng insulin”. Quá trình này còn gây ức chế hệ miễn dịch.
Bên cạnh HFCS, còn có rất nhiều loại chất tạo ngọt khác được ngụy trang dưới những cái tên như: agave nectar, aspartame, aminosweet… Không phải loại đường nào cũng xấu như fructose, nhưng bạn nên biết tất cả các trường hợp ăn quá lượng từ các loại đường khác nhau cũng sẽ dẫn đến kết quả suy yếu hệ miễn dịch, bệnh béo phì và tiểu đường.
Nếu bạn đang nghiện đồ ngọt, hãy cẩn thận. Bạn chính xác là đang nghiện đường. Nghe có vẻ như một điều gì đó còn lâu mới quyến rũ bằng cocaine, nhưng một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy điều ngược lại. Năm 2007, tiến sĩ Serge Ahmed một nhà nghiên cứu người Pháp đã thử nghiệm lũ chuột “nghiện ngập” của ông với đường và cocaine. Kết quả, 94% chúng nghiện đường hơn.
Lí do đến từ việc não sản xuất một hợp chất hóa học có tên dopamine, tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi ăn/uống đường. Người nghiện đường ăn đường mỗi ngày để cảm thấy bình thường. Họ sẽ không thể chịu đựng được cái cảm giác thiếu hụt nó và mắc kẹt trong cơn nghiện.
Mối liên hệ giữa ung thư và đường là gì?
"Món ăn" ưa thích của tế bào ung thư chính là đường
Tất cả các tế bào ung thư đều có cơ chế hô hấp kị khí. "Món ăn" ưa thích của chúng, không gì khác chính là đường. Ở nước Mỹ, một nửa lượng đường kính trắng được sản xuất từ củ cải đường, mà hầu hết của cải đường là biến đổi gen.
Đó cũng là một mối nguy hại khác khiến nó được mệnh danh là “cái chết trắng”.
Những loại đường mà bạn nên tránh xa bao gồm: đường trắng, đường nâu, đường hữu cơ agave, tất cả các chất ngọt nhân tạo như aspartame, sucralose, saccharin… Nếu bạn muốn thưởng thức vị ngọt, hãy lựa chọn các sản phẩm như stevia nguyên chất, xylitol, mật ong nguyên chất, mật mía hay đường dừa.
Điểm mấu chốt: muốn khỏe mạnh, bạn phải kiểm soát sự tiêu thụ đường của mình thay vì để nó kiểm soát bạn.
Dưới đây là một cẩm nang cơ bản về các loại đường sẽ giúp bạn:
Saccharide = đường.
Glucose còn gọi là dextrose hay đường nho, galactose hay đường sữa, fructose hay đường hoa quả, tất cả đều là đường đơn nhưng khác nhau cơ bản trong con đường chuyển hóa trong cơ thể:
Glucose như một dạng nhiên liệu cung cấp cho cơ thể. Mọi tế bào trong cơ thể bạn đều sử dụng nó để tạo ra năng lượng.
Một lượng lớn fructose sẽ gây hại, bởi nếu không được tiêu thụ và dư thừa, nó đi thẳng đến gan và chuyển thành chất béo có hại. Nguy cơ tiếp theo bạn gặp phải là sự đề kháng insulin mà sớm muộn sẽ gây bệnh tiểu đường.
Các loại đường đơn này có thể kết hợp với nhau để tạo nên đường phức tạp hơn. Ví dụ như đường kính được tạo thành từ một phân tử glucose và 1 phân tử fructose.
Đường tinh luyện (đường kính trắng) được sản xuất từ đường mía hoặc từ củ cải. Đầu tiên, nó được rửa bằng một loại dịch siro, sau đó là nước nóng. Tiếp đó là loại bỏ tạp chất (thường bằng quá trình hóa học), rồi tẩy màu, cô đặc, đun sôi lại cho đạt đến khi tinh thể hình thành. Đường được tách ra bằng máy ly tâm và sấy khô. Đến đây, những thành phần tự nhiên và giá trị dinh dưỡng của đường mía đều không còn. Về cơ bản mà nói, đường tinh luyện là một sản phẩm công nghiệp hơn là thực phẩm.
Đường nâu là đường tinh luyện trộn với mật đường.
Đường thô không thực sự thô mà đã được nấu chín. Hầu hết các khoáng chất và vitamin đã bị mất đi. Nhưng nó tốt hơn một chút so với đường tinh luyện vì một ít mật mía vẫn còn sót lại.
Aspartame hay AminoSweet là một “chất độc”. Bạn nên để ý xem chúng có trong thành phần của sản phẩm mình mua hay không.
Splenda hay sucralose không phải là đường, mặc dù nó được quảng cáo như vậy. Thực chất, splenda là chất tạo ngọt nhân tạo giống như aspartame nhưng không hoàn toàn có hại.
Mật ong chứa tới 50% là fructose, nhưng là ở dạng tự nhiên (dạng thô và chưa tiệt trùng), mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nên dùng những loại mật ong tự nhiên và chưa qua quá trình tiệt trùng.
Có rất nhiều loại đường và chất tạo ngọt khác nhau, bạn nên biết đâu là loại tốt cho sức khỏe
Stevia là một loại thảo dược có vị ngọt. Có nguồn gốc từ lá của cây stevia Nam Mỹ, nó hoàn toàn an toàn ở dạng tự nhiên. Stevia dạng tự nhiên có màu xanh, nhưng nếu đã qua xử lý nó có màu trắng do được trộn thêm hương vị hoặc dextrose.
Mật hoa Agave có xuất xứ từ cây agave, một loại xương rồng. Nghe có vẻ đây sẽ là một loại chất tạo ngọt thiên nhiên rất tốt. Nhưng không, agave thường qua một quá trình xử lý làm cho nó khác biệt lớn với mật hoa gốc. Hơn nữa, agave có chứa tới 80% fructose, cao hơn rất nhiều so với mật ong.
HFCS hay còn gọi là xi-rô ngô hàm lượng cao fructose. Nó chứa 55% fructose và 45% glucose. Có lẽ không phải nhắc lại cho bạn rằng nên tránh xa loại chất tạo ngọt này.
Rapadura có nguồn gốc từ nước ép mía. Sau đó, nó được bốc bay hơi nước đều ở nhiệt độ thấp. Sản phẩm còn lại có thể gọi là nước mía khô. Rapadura giữ lại mật mía và có mùi vị đặc trưng rất riêng. Vì vậy, loại chất tạo ngọt này tương đối tốt cho sức khỏe.
Đường dừa được làm từ nhựa chảy ra từ các chồi hoa dừa. Nó có chỉ số đường huyết thấp và giàu axit amin. Đường dừa chứa ít hơn 10% fructose.
Xylitol còn gọi là đường rượu hay polyol. Tuy nhiên, thực chất nó không phải đường cũng chẳng phải rượu. Nó được chiết xuất từ cellulose của cây ngô hoặc bạch dương. Không giống như đường, xilitol hấp thụ chậm, không gây ra sự gia tăng đột ngột đường huyết và không yêu cầu phản ứng insulin ngay lập tức. Nhiều nghiên cứu chứng minh xylitol giúp ngăn ngừa sâu răng, nhiễm trùng tai và bệnh nướu. Tuy nhiên, xylitol cũng có một số tác dụng phụ (hầu như được nhắc đến là liên quan đến đường tiêu hóa) và cần cẩn trọng khi sử dụng.
Tham khảo Thetruthaboutcancer
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng