Elon Musk chê hiểu biết về AI của Mark Zuckerberg có giới hạn, còn cựu CEO của Google bảo "Elon sai bét rồi"
Elon Musk đã từng công khai chê bai hiểu biết của Mark Zuckerberg về AI là hạn hẹp. Từ trước đến nay, Elon Musk luôn có những hoài nghi về công nghệ này, thậm chí luôn vẽ lên viễn cảnh robot vùng lên chống lại con người.
Musk luôn khá là thẳng thắn về vấn đề AI. Ông đã nhiều lần nói rằng mình không tán thành công nghệ AI, và cho rằng những tiến bộ trong ngành này là "mối hoạ lớn nhất mà nhân loại chúng ta đang phải đối mặt."
Ông chia sẻ trong một cuộc họp với các thống đốc Mỹ: "AI là một trường hợp hiếm hoi mà chúng ta cần phải chủ động trong việc tạo ra những quy định, thay vì phản ứng bị động, bởi vì nếu chúng ta bị động, quá trình chỉnh đốn AI sẽ là quá muộn."
AI đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Facebook. Mark Zuckerberg bình luận: "Tôi nghĩ sẽ có những người hay nói quá và cố tìm cách vẽ ra viễn cảnh về ngày tàn thế giới. Tôi không hiểu được điều đó. Điều đó quả là tiêu cực, và theo một cách nào đó, tôi nghĩ điều đó quả là vô trách nhiệm"
Khi cựu CEO của Google, ông Eric Schmidt được hỏi ý kiến về những cảnh báo của Elon Musk về AI, ông chỉ đưa ra câu trả lời vấn tắt: "Tôi nghĩ Elon sai bét rồi."
Eric Schmidt bình luận: "Ông ấy chẳng hiểu gì về những lợi ích mà công nghệ này sẽ đem lại để khiến cho mỗi con người chúng ta trở nên thông minh hơn. Thực tế là AI và học máy, về cơ bản, đều tốt cho nhân loại."
Ông ấy đã thừa nhận rằng có một số rủi ro xung quanh việc công nghệ này có thể bị lạm dụng, nhưng ông cho biết lợi ích đem lại lớn hơn nhiều so với những rủi ro này: "Ví dụ mà tôi sẽ đưa ra là, liệu bạn có chấp nhận không dám phát minh ra điện thoại, chỉ bởi vì có những kẻ xấu sẽ lạm dụng điện thoại hay không? Không, bạn vẫn sẽ muốn phát minh ra cái điện thoại và sẽ tìm cách để giám sát những kẻ lạm dụng chiếc điện thoại."
Eric Schmidt
Sau khi Eric Schmidt từ bỏ chức chủ tịch điều hành của công ty mẹ của Google, Alphabet, vào tháng 12, Schmidt vẫn tiếp tục ở lại công ty với tư cách là một cố vấn kỹ thuật. Hiện tại, công việc của ông chủ yếu tập trung vào những ứng dụng mới của học máy và trí tuệ nhân tạo.
Khi được hỏi là làm thế nào mà AI và các chính sách có thể được phát triển để một số nhóm người trong xã hội không cảm thấy bị "bỏ lại," Schmidt trả lời rằng, chính phủ nên đầu tư cho nghiên cứu và giáo dục cho những công nghệ này.
Ông cho rằng: "Khi mà những giải pháp mới xuất hiện, chúng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta, bao gồm cả những người mà tưởng rằng họ đang lâm vào rắc rối." Ông bổ sung rằng, dữ liệu cho thấy "những công nhân sẽ có được lương cao hơn khi mà họ được trợ giúp để làm những đầu việc phức tạp hơn."
Schmidt cũng tranh luận rằng, trái ngược lại với những lo ngại rằng công nghệ và sự tự động hoá sẽ loại bỏ công ăn việc làm, "việc nắm lấy AI sẽ đem lại nhiều lợi hơn cho các công việc." Thực tế mà nói, ông cho rằng trong tương lai sẽ có "quá nhiều việc làm," vì khi mà xã hội phát triển, chúng ta sẽ không có đủ người làm việc và trả thuế cho các dịch vụ quan trọng. Vì thế AI sẽ là "cách tốt nhất để khiến người ta trở nên hiệu quả hơn, khiến họ thông minh hơn, dễ mở rộng hơn, nhanh hơn, v.v..."
Tham khảo TechCrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng