Elon Musk 'đá xoáy' Mark Zuckerberg 'cai trị' Facebook như độc tài, 14 đời nữa cũng đố ai can thiệp được
"Về thứ được gọi là quyền sở hữu truyền thông, tôi nghĩ, các bạn đã có Mark Zuckerberg sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp với một cấu trúc nắm giữ cổ phần mà ‘Zuckerberg thứ 14’ vẫn có thể kiểm soát các công ty đó", Musk nói.
- Tránh vết xe đổ, Twitter kích hoạt chiến lược phòng thủ "thuốc độc" ngăn Elon Musk tiếp quản công ty
- Elon Musk và Hoàng tử Ả rập đấu khẩu về thương vụ mua đứt Twitter
- Hội động quản trị Twitter xem xét dùng chiến lược phòng thủ 'thuốc độc' trước lời đề nghị sóng gió của Elon Musk
- Trước đề nghị "mua đứt" của Elon Musk, Twitter có thể làm gì?
Elon Musk đã "đá xoáy" cách kiểm soát của Mark Zuckerberg đối với Meta trong một cuộc phỏng vấn hôm 14/4.
Musk đã được hỏi về lời đề nghị mua lại Twitter gần đây của mình trong một cuộc phỏng vấn tại hội nghị TED ở Vancouver, British Columbia. Người phỏng vấn, Chris Anderson hỏi Musk rằng liệu vị thế người giàu nhất hành tinh và một trong những người có ảnh hưởng hàng đầu trên Twitter có thể gây xung đột lợi ích hay không.
Musk đã tận dụng cơ hội để nhắc đến Mark Zuckerberg – ông chủ của Meta. "Về thứ được gọi là quyền sở hữu truyền thông, tôi nghĩ, các bạn đã có Mark Zuckerberg sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp với một cấu trúc nắm giữ cổ phần mà ‘Zuckerberg thứ 14’ vẫn có thể kiểm soát các công ty đó", Musk nói.
"Đại loại vậy", Musk nói thêm giữa tiếng cười của khán giả. "Chúng ta không có điều đó tại Twitter".
Tuyên bố của Musk ám chỉ đến việc các thế hệ con cháu của Mark Zuckerberg, khiến người ta liên tưởng đến vua Louis XIV, người đã trị vì nước Pháp hơn 72 năm – được biết đến là vị vua trị vì lâu nhất.
CEO Tesla cũng đề cập đến "thành trì" của Zuckerberg trên Meta – công ty mẹ của Facebook, Instagram và WhatsApp. Người sáng lập Facebook nắm giữ 55% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty – có nghĩa là về cơ bản Zuckerberg có quyền phủ quyết hoàn toàn với các cổ đông khác khi nói đến tương lai của công ty. Cấu trúc cổ phiếu 2 lớp của Meta cung cấp cho Zuckerberg và một số giám đốc điều hành có quyền lực vượt trội vì một cổ phiếu của họ tương đương 10 phiếu bầu trong khi các cổ đông khác được giới hạn 1 phiếu bầu trên mỗi cổ phiếu.
Người phát ngôn của Meta không bình luận về vụ việc.
Tesla không có cấu trúc cổ phiếu 2 lớp nhưng Musk vẫn tạo ảnh hưởng cực lớn. Ông là cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng ô tô điện này, với 17% cổ phần. Trong khi Musk không có cùng mức độ kiểm soát công ty như Zuckerberg làm với Meta, Tesla có quy tắc biểu quyết đa số, yêu cầu sự chấp thuận của 2/3 cổ đông để thông qua những thay đổi lớn – cung cấp cho Musk một mức độ quyền phủ quyết.
Nếu mua thành công Twitter, Musk cho biết ông sẽ cấu trúc công ty theo cách tránh mọi nhận thức về xung đột lợi ích, bao gồm cả việc đưa mã nguồn của nền tảng này thành mã nguồn mở.
Musk cho biết đề nghị mua lại Twitter "không phải để kiếm tiền" mà là một nỗ lực để bảo vệ quyền tự do ngôn luận. CEO của Tesla cũng từng phản đối việc Meta xử lý các thông tin trên mạng xã hội này. Meta từng bị chỉ trích nặng nề về việc xử lý các thông tin sai lệch về Covid-19 cũng như cuộc bao vây điện Capitol. Musk có vẻ muốn theo quan điểm phổ biến thông tin, miễn là hợp pháp tại các quốc gia mà nền tảng đó hoạt động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng