Elon Musk, giấc mộng thuộc địa hóa sao Hỏa và vai trò của thương mại toàn cầu
(Tổ Quốc) - Việc tỷ phú nổi tiếng ngông cuồng không giấu diếm giấc mộng thuộc địa hóa sao Hỏa bất ngờ làm nổi bật lên vai trò của thương mại toàn cầu trong kỷ nguyên hiện đại.
Khát vọng của tỷ phú nổi tiếng ngông cuồng
Elon Musk đang là tâm điểm chú ý của cả thế giới khi cố gắng rút lui khỏi thỏa thuận mua Twitter đình đám. Nhiều khả năng Musk sẽ không phải trả hàng tỷ USD tiền bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tham vọng khiến Musk trở nên nổi danh toàn cầu có lẽ vẫn là việc đưa con người lên sống tại hành tinh láng giềng của trái đất.
Musk nói rằng ông có kế hoạch đưa 1 triệu người lên sao Hỏa sinh sống để biến nơi đây thành thuộc địa của con người. Nói về ý tưởng này trong nhiều năm, Musk hy vọng có thể hiện thực hóa được nó vào năm 2050. Tuy nhiên, ngay cả con số 1 triệu người cũng là điều gây tranh cãi.
Ngay khi nghe tới việc đưa 1 triệu người lên sao Hỏa, có lẽ không ít người nghĩ nó cao một cách vô lý. Về mặt hậu cần, với công nghệ hiện tại, đưa 1 triệu người lên sao Hỏa rõ ràng là một nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, nếu xét về mặt kinh tế, con số 1 triệu người này lại chẳng thấm thía vào đâu so với việc xây dựng được một nền kinh tế hiện đại.
Xét trên phương diện thương mại hay các vấn đề thực tiễn của ngành công nghiệp, con số 1 triệu người sẽ thấp tới mức phi lý.
Tuy nhiên, khát vọng của Elon Musk có thể là ví dụ điển hình cho những bài giảng về kinh tế học, đặc biệt là với toàn cầu hóa. Charlie Stross, tác giả chuyên viết các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, cũng từng đặt ra một câu hỏi như thế: "Số người tối thiểu bạn cần để duy trì (chứ chưa nói tới mở rộng) trình độ văn minh công nghệ hiện nay là bao nhiêu?".
Câu trả lời của Stross là rất nhiều người. Năm 2010, khi Tesla của Musk vẫn đang là một công ty gặp khó khăn, sống sót sau thời kỳ đại suy thoái nhờ nguồn viện trợ của Chính quyền Obama, Stross cũng đã nói rằng tham vọng của Musk là quá nhỏ bé để biến sao Hỏa thành thuộc địa: "Thuộc địa hóa sao Hỏa là một kế hoạch có khả năng trở thành hiện thực với hàng trăm triệu người trên đó".
Vai trò tối quan trọng của toàn cầu hóa
Để hiểu rõ nhận định này, chúng ta cần quay lại thực tế tại sao các quốc gia phải tham gia vào thương mại toàn cầu. Mỗi quốc gia có nguồn tài nguyên và khí hậu khác nhau. Rất khó để trồng dứa tại Na Uy. Ngoài ra, một lý do khác là thế giới hiện đại vận hành với quy mô khổng lồ. Theo đó, một vài quốc gia có thể sản xuất loại hàng hóa được cả thế giới tiêu thụ. Thương mại toàn cầu biến điều này trở nên khả thi.
Ví dụ, trong đợt thiếu chip gần đây, thế giới mới chú ý đến vai trò của máy khắc quang, vốn sử dụng ánh sáng để khắc các mạch siêu nhỏ trên tấm silicon. Tuy nhiên, thị trường này hóa ra lại bị chi phối bởi một công ty duy nhất ở Hà Lan có tên ASML. Công ty này hoàn toàn độc quyền với thế hệ máy khắc chip mới nhất, sử dụng tia cực tím để tạo ra các siêu vi mạch…. Vậy ASML có bao nhiêu nhà máy lắp ráp các thiết bị tối tân này. Câu trả lời chỉ là một.
Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra hiện nay, rõ ràng không một quốc gia nào có thể tự cung tự cấp hoàn toàn tất cả các loại hàng hóa đủ để vận hành một nền kinh tế hiện đại với công nghệ cao. Thương mại quốc tế là cần thiết, đặc biệt là với các nền kinh tế nhỏ hơn. Đó là lý do tại sao Canada phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu so với Mỹ hay bỉ phụ thuộc nhiều hơn so với Đức....
Do sự tiếp cận rộng rãi với thế giới nên ngay cả những nước nhỏ cũng có thể tiếp cận đầy đủ các lợi ích của công nghệ hiện đại. Cuộc sống ở Luxembourg, một quốc gia nhỏ bé ở châu Âu, cũng chẳng có gì kém tiện nghi hơn so với sống ở các nước láng giềng rộng lớn.
Trở lại với câu chuyện của Elon Musk, trừ khi con người phát minh ra một công cụ đột phá nào đó, việc vận chuyển bằng tên lửa hiện nay đồng nghĩa với những khoản chi phí khổng lồ cho hành trình thuộc địa hóa sao Hỏa. Để tham vọng này trở nên khả thi, tự cung, tự cấp phần lớn là điều quan trọng nhất. Những người trên sao Hỏa chắc chắn sẽ bị tách khỏi phần còn lại của "nền kinh tế hệ mặt trời" và Musk khó lòng đưa đủ số người lên sao Hỏa để xây dựng được một cuộc sống hiện đại trên hành tinh đỏ.
Tuy nhiên, tham vọng chinh phục sao Hỏa của Musk cũng chính là sự nhắc nhở nhân loại về những khía cạnh tích cực của thương mại toàn cầu. Không thể phủ nhận toàn cầu hóa có những mặt trái, đặc biệt là những sự thay đổi nhanh chóng có thể phá vỡ cả một cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thực sự muốn sống trong một thế giới không có thương mại quốc tế.
Và có lẽ, chúng ta càng không muốn sống trên một hành tinh khác, nơi bị tách biệt khỏi những lợi ích mà toàn cầu hóa mang lại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng