Elon Musk sắp phải hầu tòa vì cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán: Rốt cục chuyện gì đang diễn ra?
Tuyên bố hồi năm 2018 về việc tư nhân hóa Tesla khiến Elon Musk tới đây phải ra hầu tòa.
- Tăng giảm giá xe theo cách không giống ai, Elon Musk có thể dễ dàng thay đổi giá những chiếc xe điện Tesla nhờ vào chiến lược độc nhất vô nhị này
- Tesla của Elon Musk đang suy sụp: Từ người tiên phong thành kẻ già nua, 3 năm không ra mắt được mẫu xe mới nào, nhà đầu tư tức giận, khách hàng chán nản
- Mạnh tay giảm giá xe điện, Elon Musk bị chê ‘chơi không đẹp’, người dùng than ‘cảm giác như bị lừa’
Tuyên bố hồi năm 2018 về việc tư nhân hóa Tesla khiến Elon Musk tới đây phải ra hầu tòa.
Elon Musk sắp phải ra hầu tòa vì các cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán, sau khi một thẩm phán liên bang bác bỏ yêu cầu chuyển vụ án ra khỏi California. Các luật sư lập luận rằng hội đồng bồi thẩm đoàn tiềm năng trong phiên tòa, dự kiến diễn ra ở San Francisco, có thể sẽ xem xét không công bằng quá trình Elon Musk quản lý Twitter.
Vụ việc bắt đầu từ tháng 8/2018 khi Musk đăng tải trên mạng xã hội Twitter rằng bản thân đủ khả năng tư nhân hóa Tesla. Tuyên bố này khiến giá cổ phiếu công ty sụt giảm mạnh. Musk sau đó cũng nhanh chóng bị các cổ đông đâm đơn kiện vì gây thiệt hại hàng tỷ USD.
Theo đại diện phát ngôn tòa án, Thẩm phán Edward Chen ngày 13/1 đã từ chối chuyển thủ tục tố tụng sang bang Texas, bang miền Nam nước Mỹ nơi Elon Musk đặt trụ sở.
Phía tòa án, trước phiên điều trần, đã gửi câu hỏi tới khoảng 190 bồi thẩm viên tiềm năng, để xem xét xem liệu họ đủ hay không tư cách tham gia phiên tòa.
Thẩm phán Chen cho biết ông đã cân nhắc các câu trả lời, trong đó, khoảng 49 câu phản ánh quan điểm trái chiều về Musk và Tesla, 27 câu có vẻ ủng hộ bị cáo và 76 bày tỏ quan điểm tiêu cực. Được biết, để tiến hành vụ kiện, tòa án cần 9 bồi thẩm viên và 6 thành viên dự khuyết.
Trước đó vào năm 2018, Musk khiến cả phố Wall choáng váng khi đăng tải dòng trạng thái muốn tư nhân hóa công ty xe điện Tesla. Động thái trên buộc người đàn ông giàu nhất hành tinh này phải ra điều trần trước Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) - cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ các nhà đầu tư. Thẩm phán Chen năm ngoái cũng đã đưa ra phán quyết rằng các dòng tweet trên là sai sự thật và gây hiểu lầm nghiêm trọng.
Hồi tháng 11/2022, Elon Musk cũng phải trình diện trước Tòa án Chancery bang Delaware (Mỹ) giải thích về gói thưởng “khủng” cho vị trí CEO Tesla. Phiên tòa tập trung làm rõ việc liệu hội đồng quản trị hãng xe điện có hành động phù hợp trước khi phê duyệt gói thưởng trị giá khoảng 52 tỷ USD cho Musk, và liệu có hay không việc Musk tác động lên quyết định này.
Hồi cuối tháng 10, Elon Musk thâu tóm mạng xã hội Twitter, sau đó sa thải khoảng 50% nhân sự. Động thái trên được cho là sẽ khiến Musk gặp khó dễ trong phiên tòa tới đây. Luật sư của Musk cũng trích dẫn nhiều phản ứng tiêu cực từ các chính trị gia và phương tiện truyền thông địa phương làm bằng chứng.
Trước đó, Elon Musk từng bị kiện 258 tỷ USD bởi một nhà đầu tư đồng tiền số Dogecoin với cáo buộc xây dựng mô hình Kim tự tháp (hay mô hình Ponzi đa cấp lừa đảo) để thao túng giá trị Dogecoin. Trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang ở Manhattan, đại diện bên nguyên đơn, Keith Johnson, đã cáo buộc Musk, Công ty sản xuất ô tô điện Tesla và Công ty công nghệ khai phá vũ trụ SpaceX dùng chiêu trò đẩy giá Dogecoin, sau đó bất ngờ bán ra khiến đồng tiền số này tụt giá thảm.
“Elon Musk hồi năm 2019 biết Dogecoin không hề có giá trị song vẫn quảng bá đồng tiền này và thu lợi”, đơn kiện cho biết. “Musk đã sử dụng bệ đỡ của mình với tư cách là người đàn ông giàu nhất thế giới để xây dựng và thao túng mô hình kim tự tháp Dogecoin”.
Đơn khiếu nại nêu rõ đà bán tháo Dogecoin bắt đầu vào khoảng thời gian Musk tổ chức chương trình NBC "Saturday Night Live và đóng vai một chuyên gia tài chính". Người đàn ông giàu nhất hành tinh khi đó đã gọi Dogecoin là “hustle”, tức ám chỉ nó được giao dịch rất sôi động.
Được biết, mối quan hệ giữa Musk và SEC trước giờ không thực sự tốt. Giải thích về quan điểm chống đối cơ quan quản lý, người đàn ông này phân trần: “Sứ mệnh của SEC là tốt nhưng câu hỏi đặt ra là liệu SEC có thực hiện sứ mệnh đó chu toàn hay không? Trong một số trường hợp, tôi nghĩ là không. SEC đã thất bại trong việc điều tra những thứ lẽ ra họ nên quan tâm, trong khi lại dồn quá nhiều sự chú ý vào những thứ không liên quan.”
Musk lấy sàn giao dịch tiền số FTX làm ví dụ. “Tại sao FTX không được chú ý? Nhà đầu tư mất rất nhiều tiền. Tuy nhiên, SEC vẫn tiếp tục săn lùng tôi, trong khi các cổ đông cũng được khen thưởng rất nhiều. Điều này thật vô nghĩa”, Musk nói.
Trước đó trong một hồ sơ gửi lên tòa án liên bang Manhattan, SEC cho biết tỷ phú Elon Musk đã không tuân thủ các thỏa thuận trong năm 2018, thậm chí tự ý đăng tweet mà không thông qua luật sư. Cơ quan này cũng thúc giục thẩm phán Alison Nathan bỏ qua nỗ lực của Musk nhằm hủy bỏ trát hầu tòa có liên quan đến cuộc thăm dò hồi tháng 11 năm ngoái về việc bán 10% cổ phiếu Tesla.
“Elon Musk phàn nàn về số lượng các cuộc điều tra của SEC và cho rằng đó là hành vi quấy rối. Tuy nhiên, xét trên những vi phạm mà Musk và Tesla đã thực hiện, những yêu cầu SEC đưa ra đều hoàn toàn chính đáng”, đại diện SEC cho biết.
Theo: WSJ, Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng