Elon Musk vừa công bố hệ thống Tên lửa đưa hành khách đi từ thành phố này sang thành phố khác
Kẻ kiến tạo tương lai lại khiến chúng ta ngỡ ngàng trước những viễn cảnh tươi sáng.
Trong sự kiện ngày hôm nay, Elon Musk đưa tới cho những người tham dự một “bữa tiệc tên lửa” thịnh soạn, đúng như những gì ông hứa hẹn hồi đầu tuần này. Đây là những cải tiến mà SpaceX thực hiện để hiện thực hóa giấc mơ Sao Hỏa sắp tới: một hệ thống tên lửa tiên tiến hơn, một tàu hành khách Dragon 2 mới, một Căn cứ Mặt Trăng (!) và một bất ngờ nho nhỏ mà ông dành tới cuối chương trình.
Đầu tiên, ông tuyên bố mình đã tìm ra cách để trả toàn bộ chi phí cho chuyến đi này. Họ sẽ có một hệ thống tên lửa tiên tiến, được sử dụng cho mọi chuyến hành trình sẽ được thực hiện. Và khi cứ liên tục tái chế một chiếc tên lửa như thế, giá thành của MỌI chuyến bay sẽ giảm đi đáng kể: thay vì tốn tiền xây một quả tên lửa, họ chỉ còn phải trả tiền nhiên liệu mà thôi.
Kể hoạch biến con người thành giống loài Liên Hành tinh.
“Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà tôi sẽ nêu trong buổi diễn thuyết này đó là chúng tôi đã tìm ra cách chi trả cho chuyến đi đắt đỏ này”. Ngày trước, Musk gọi đó là “Hệ thống Hệ thống Chuyên chở Liên hành tinh – Interplanetary Transport System” nhưng hiện, thì ông gọi nó là BFR, viết tắt của Big F**ing Rocket - Quả tên lửa to vãi.
"Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm một tên gọi đúng với tính chất của nó”, ông bổ sung.
BFR sẽ có thể tái sử dụng hoàn toàn.
BFR sẽ thay đổi toàn bộ các hệ thống phóng hiện hành của SpaceX – đó là bao gồm Falcon 9 hiện tại, quả tên lửa Falcon Heavy (gộp 3 quả Falcon 9 lại) và tàu hành khách Dragon, sẽ được thay thế bằng Dragon 2.
“Nếu chúng tôi có thể làm vậy, thì toàn bộ tài nguyên sử dụng cho Falcon 9, Falcon Heavy và Dragon có thể được dùng cho hệ thống này”, Musk hồ hởi nói.
Lại nói về tàu Dragon 2, dường như nó sẽ được tự động hóa gần như hoàn toàn. Theo như lời Elon, thì người điều khiển chỉ cần ấn một nút, là Dragon 2 sẽ tự động gắn với trạm Vũ trụ hay gắn với tàu khác. Điều này rất quan trọng, bởi tàu sẽ được tiếp nhiên liệu ngay trên quỹ đạo để cắt giảm chi phí, hệ thống tự động này sẽ cho phép viễn cảnh đó diễn ra dễ dàng hơn nhiều.
Hiện tại, những bước đầu để tạo nên quả tên lửa BFR đang được xây dựng rồi.
Đầu tiên, đó là bình nhiên liệu khổng lồ được làm từ sợi carbon. Bạn có thể thấy nó to như thế nào với kích cỡ một người bình thường. Đội ngũ kĩ sư của SpaceX đã thực hiện thành công thử nghiệm áp suất với bình nhiên liệu này.
Đừng lo, nó nổ như hình dưới đây là vì đội ngũ thử nghiệm cố tình làm vậy, để xem bình có thể chịu được sức ép lớn tới đâu. “Nó bay lên không khoảng 100 mét rồi rơi xuống biển. Chúng tôi đã phải vớt nó lên”, Musk nói. Thứ vật liệu sợi carbon rất nhẹ, và sẽ khiến khối lượng con tàu giảm xuống, do đó sẽ đỡ tốn nhiên liệu hơn.
Và một trong những yếu tố quan trọng khác để làm nên một hệ thống tên lửa, đó chính là phần tên lửa đẩy. Họ cũng đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa siêu mạnh Raptor. Dự kiến, tên lửa BFR sẽ được gắn 31 tên lửa Raptor.
Tên lửa Raptor được thử nghiệm.
Từng đó sức mạnh sẽ tạo ra lực đẩy 5.400 tấn, để nâng được tổng khối lượng của toàn bộ phương tiện là 4.400 tấn.
Đây sẽ là phần tàu được bộ phận tên lửa đẩy đưa tới quỹ đạo, chờ tiếp nhiên liệu để đi tới bề mặt Sao Hỏa. Nó có tổng chiều dài 48 mét, đường kính 9 mét, khối lượng khô là 85 tấn, khối lượng khi chứa đầy nhiên liệu là 1.100 tấn.
Toàn bộ phần tàu và phần tên lửa đẩy đều có thể được tái chế, biến đây thành một hệ thống tên lửa trong mơ. Không phần nào bỏ đi, không phần nào thừa, do đó là chi phí chuyến đi không tưởng này mới rẻ được vậy.
Bạn sẽ để ý thấy phần đuôi tên lửa có một cánh Delta. Nó sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh thăng bằng cho tàu khi hạ cánh xuống bề mặt Trái Đất cũng như Sao Hỏa. Nhiên liệu, hành khách, hàng hóa mang theo đều sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới việc hạ cánh; cánh Delta ở đó là để giữ cho mọi thứ được an toàn.
Ở giữa đuôi của tàu là hai tên lửa hạ cánh. Elon Musk khoe rằng họ có thể hạ cánh an toàn chỉ với 1 hệ thống tên lửa. Tuy là có cả hai thì đảm bảo hơn, nhưng ta phải tính đến trường hợp xấu: nếu như một hệ thống hỏng thì sao.
Musk so sánh BFR với những sứ mệnh quá khứ, nổi tiếng nhất là hệ thống Saturn V đã đưa con người lên được Mặt Trăng. Có thể thấy rằng khả năng của BFR vượt trội hơn mọi thứ, nhưng khi tiến hành so sánh về giá thành thực hiện một chuyến phóng, thì giá thành của BFR lại rẻ nhất.
Có thể để ý một chi tiết nhỏ khác trong cái so sánh này của Elon: mọi tên lửa Falcon của “hắn” đều được đặt ở “nửa rẻ hơn” của bảng so sánh.
Như đã nói ở trên, một hệ thống BFR sẽ mang trong mình trọng trách “gánh vác” mọi sứ mệnh Vũ trụ mà SpaceX có thể có. Mang vệ tinh lên quỹ đạo, lên trạm Vũ trụ để tiếp tế hay mang người lên đó (sẽ có cả sự tham gia của tàu Dragon mới), và xây dựng Căn cứ Mặt Trăng.
Căn cứ trên Mặt Trăng?
Đúng như vậy, bạn không đọc nhầm đâu, Elon Musk muốn xây dựng một căn cứ trên Mặt Trăng. “Đáng lẽ ta đã phải xây một căn cứ trên Mặt Trăng rồi, đây là năm 2017 rồi, chuyện quái gì đang xảy ra đây”, câu nói đùa của Musk nhận được nhiều tràng cười cũng như sự hưởng ứng nhiệt liệt từ phía khán giả.
Và đây là dự án được mong chờ nhất đêm nay, hành trình đưa người lên Sao Hỏa định cư của Musk.
Về cơ bản, kế hoạch lần này cũng chẳng khác những gì ta vẫn được nghe. SpaceX sẽ đưa người lên Sao Hỏa, có lẽ sẽ là 100 người trong chuyến đầu tiên – đó cũng là sức chứa của con tàu mới sẽ đi kèm với BFR.
Tàu sẽ được tên lửa đưa lên Vũ trụ, lơ lửng ở đó chờ tên lửa quay về mang theo một tàu chứa nhiên liệu lên không trung. Tàu khi được tiếp tế, tàu sẽ hướng thẳng tới Sao Hỏa.
Chuyến đầu tiên sẽ có mục đích đặt nhà máy khai thác, nhà máy năng lượng, những khu vực sinh sống để chuẩn bị cho những chuyến viếng thăm Sao Hỏa tiếp theo. Dự kiến, chuyến đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2022, gồm 2 tàu hàng sẽ đáp xuống Sao Hỏa.
Chuyến thứ hai sẽ diễn ra vào 2024, 2 chuyến mang hành khách và 2 chuyến chở hàng, nhằm xây dựng nhà máy chế tạo nhiên liệu và xây dựng các trụ sở chính, chuẩn bị mở rộng “thành phố Sao Hỏa”.
Lần này, ông nêu thêm một điều tiếc nuối nữa là sao giờ chưa có tên lửa chạy điện. Có lẽ ta sẽ phải đợi một Elon Musk thứ hai có thể biến thứ đó thành sự thực.
Khi nhìn thấy cảnh cuối cùng, một người đã hô lớn “Ông có thể làm được, Elon à!” và hiển nhiên, nhà tỷ phú vẽ nên tương lai cười và cảm ơn lời động viên chân thành ấy.
Elon không dừng bài diễn thuyết ở đó, ông làm toàn bộ khán phòng kinh ngạc bằng một đoạn clip hoàn toàn mới, vẽ nên tương lai gần, nơi mà người ta sẽ sử dụng tên lửa để đi từ nước này sang nước khác.
Chính với cái hệ thống tên lửa BFR, Musk sẽ đưa người ta từ đất nước này sang đất nước khác.
Không gian không có lực cản, không bị ảnh hưởng của thời tiết, không có khí quyển, bạn có thể đi tới Mặt Trăng rồi Sao Hỏa, tại sao không dùng tên lửa để di chuyển ngay trên Trái Đất này? Elon đặt ra câu hỏi như vậy, và ông đã tự trả lời nó bằng phương tiện của tương lai này. Bạn sẽ đi nửa vòng Trái Đất bằng tên lửa.
Tương lai của con người đang xán lạn hơn bao giờ hết.
Cảm ơn Elon Musk.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng