Liệu Facebook đang cố gắng thâu tóm mọi thứ liên quan đến Internet thành một đế chế riêng của mình?
Hội thảo phát triển F8 của Facebook vừa kết thúc cách đây không lâu đã ghi nhận những thay đổi lớn của mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Từ việc biến Messenger thành một nền tảng mà ai cũng muốn trải nghiệm cho đến việc tiến gần hơn đến với định nghĩa Internet of Things hay mới đây nhất là đưa trải nghiệm sử dụng Facebook lên môi trường thực tế ảo, Mark Zuckerberg đang thực sự tiến hành một cuộc cách mạng về kết nối trên Internet.
Mặc dù những cải tiến mà Facebook đưa ra thu hút rất nhiều sự chú ý đi kèm với những phản hồi tích cực về một thế giới mạng kết nối một cách liền mạch nhưng bên cạnh đó vẫn còn những nghi vấn đặt ra mà trong đó câu hỏi được lan truyền nhiều nhất: Liệu Facebook đang cố gắng thâu tóm mọi thứ liên quan đến Internet thành một đế chế riêng của mình?
Thế giới kết nối
Ngay từ khi mạng Internet được sáng tạo ra, con người đã nghĩ tới một thế giới nơi mà mọi thứ đều có thể kết nối trên một mạng lưới mở và hoàn toàn miễn phí.
Một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất nói về một thế giới như vậy là Out of Control: The New Biology of Machines, Social Systems and the Economic World của Kevin Kelly - người đồng sáng lập ra tạp chí The Wired cực kỳ nổi tiếng. Trong cuốn sách này, ông Kelly đã đề cập về một thế giới mà nó có thể tự tổ chức với cơ cấu cực kỳ phức tạp mà không cần sự tác động của con người. Một hình mẫu như vậy được coi là đích đến cuối cùng của xã hội loài người vào thời điểm đấy nhưng ngay sau đó khá nhiều ý kiến cho rằng một thế giới tiệm cận tới mức hoàn hảo như vậy thì máy móc sẽ dần thay thế dần vị trí của con người trong hệ thống.
Vẫn còn nhiều tranh cãi trong suốt quãng thời gian khoảng 6-7 năm sau khi cuốn sách được xuất bản, mặc dù vậy những ý tưởng mà Kevin Kelly nhắc đến đã được điện ảnh hóa với bộ phim Ma Trận vào năm 1999. Sau khi bộ phim công chiếu đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu Ma Trận đang vẽ nên một kết cục tồi tệ nếu con người quá lệ thuộc vào những thứ như máy móc hay Internet hay không?
Mặc dù có nhiều luồng tư tưởng lo ngại về một Ma Trận thật sự có thể xảy ra trong tương lai nhưng khái niệm về một thế giới kết nối thực sự đã đưa mạng Internet lên một tầm cao mới và các mạng xã hội ra đời là điển hình của hệ quả này, ví dụ như Facebook.
Facebook = Ma Trận?
Ngay từ những ý tưởng ban đầu của một mạng xã hội như Facebook là kết nối càng nhiều người với nhau vào trong một hệ thống càng tốt.
Thời điểm mới ra mắt thì Facebook chỉ là một phần Internet, giống như Twitter hay Google. Vai trò của nó chỉ dừng lại ở việc cho phép những người dùng giao tiếp với nhau trên nền tảng của mạng Internet, nhưng với sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng như nhu cầu ngày càng cao của con người về một cái gì đó có thể kết nối họ với nhiều đối tượng khác (bao gồm cả con người lẫn đồ vật) thì Facebook ngày càng trở nên lớn hơn và mạnh mẽ hơn.
Khái niệm một thế giới kết nối bây giờ đã được cụ thể hóa thành Internet of Things (IoT) và một lẽ hiển nhiên là đây sẽ là cái đích cuối cùng của mọi hình thái kết nối liên quan đến mạng Internet. Rất nhiều người tỏ ra hồ hởi khi Facebook tuyên bố họ đang tiếp cận ngày càng gần hơn đến với khái niệm IoT với nền tảng Messenger là nước cờ đầu tiên của hãng. Mặc khác, vẫn có không ít người nhận thấy được một khía cạnh khác của những cải tiến như vậy, họ cho rằng Facebook đang từng bước tiến hành việc thôn tính mạng Internet (sau đó là các đồ vật trong gia đình qua IoT) trong lòng bàn tay của mình.
Rõ ràng là những người này có lý do để nghi ngờ khi mà Messenger sẽ cho phép người dùng chia sẻ nhiều hơn trước, đồng nghĩa với việc họ sẽ để lộ không ít sở hở để Facebook có thể tung lưới bủa vây họ vào trong mạng lưới riêng của mình, mặc dù nó vẫn có tên là mạng Internet.
Kevin Kelly đã từng phân tích rằng trong thế giới mở như hiện nay thì những người dùng giống như những con tắc kè còn mạng xã hội là những tấm gương. Thông thường thì con tắc kè sẽ tự chuyển đổi bề ngoài của mình cho phù hợp với môi trường xung quanh nhưng nếu đặt nó trước một tấm gương thì nó sẽ phản ứng ra sao? Nó sẽ tấn công chính cái ảo ảnh của mình trong gương, một hành động ngược lại với bản năng sinh tồn của nó hay nói cách khác là nó đánh mất chính mình khi nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương.
Đó phản ứng của con tắc kè khi mất đi bản năng của mình, con người còn tệ hơn vậy nếu đánh mất đi những bản năng vốn có của mình nếu họ quá phụ thuộc vào cái gọi là một thế giới tự kết nối không cần can thiệp. Những diễn biến này giống y như những gì xảy ra trong bộ phim Ma Trận mà ở đây Facebook chính là một hình thái thực tế của hệ thống máy tính giả tưởng này.
Không hề an toàn
Một thế giới mở đồng nghĩa với việc kết nối giữa các yếu tố của nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhưng đi kèm với điều đó là nguy cơ bị tấn công ngày một gia tăng.
Những nguy cơ này càng trở nên rõ ràng hơn nếu cả hệ thống mạng chịu sự chi phối từ một đối tương duy nhất, ở trường hợp này nếu đúng như những gì Facebook hứa hẹn tại F8 thì trong tương lai tất cả những gì người dùng Facebook thao tác trên Internet đều bị theo dõi và kiểm soát bởi hãng này.
Đây là chính là nguyên nhân chính khiến Ủy ban Châu Âu đã cảnh báo công dân EU nên chấm dứt việc sử dụng Facebook vì an toàn của chính mình, những chuyên gia của lục địa già chỉ ra rằng khi mọi thứ được kết nối một cách dễ dàng thì sẽ có quá nhiều kẽ hở an ninh. Khi đó, nếu xảy ra một vụ tấn công của tin tặc thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Internet không phải của riêng
Đó chính là tôn chỉ của những người sáng tạo ra nó, mạng Internet là công cụ chung của cả thế giới chứ không phải của bất kỳ đối tượng nào có mục đích sử dụng nó như một tấm gương để lòe mắt người khác rằng nó rất an toàn và dễ dàng.
Thời đại số hiện nay, Internet đã bị rất nhiều đối tượng sử dụng sai lệch hoàn toàn mục đích ban đầu khi nó được sinh ra. Rất may mắn vẫn còn đó những người sẵn sàng đấu tranh để đưa nó về bản chất vốn có. Mặc dù vậy con người cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào nó bởi vì viễn cảnh của Ma Trận hoàn toàn có thể xảy ra nếu Facebook thực sự tiến tới thống trị được IoT.
Lời kết
Suy cho cùng bất kỳ công ty nào làm bất kỳ việc gì cũng liên quan ít nhiều đến lợi ích riêng, chắc chắn Facebook không phải ngoại lệ. Nhưng việc Facebook có biến thành một Ma Trận thực sự hay không thì chắc chắn cần phải chứng thực trong thời gian dài nữa. mặc dù vậy đây cũng là một ý tưởng không thể không xảy ra.
>>EU khuyến cáo người dân nên ngừng sử dụng Facebook nếu không muốn thành nô lệ của Internet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng