Người dùng Android vẫn chưa được Facebook chăm sóc đúng mực.
Như chúng ta đã biết, Facebook xác nhận vào hôm thứ năm rằng ứng dụng Facebook Home tính từ khi ra mắt đến thời điểm này mới chỉ có 1 triệu người dùng. Một triệu lượt tải về có vẻ như là một con số mà nhiều hãng phát triển ứng dụng phải mơ ước nhưng với Facebook thì đây chả khác nào là một sự thất bại. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho sự thất bại của Home. Nhưng theo Josh Constine (một cựu nhân viên Facebook và hiện đang làm phóng viên của Techcrunch) thì nguyên nhân chủ yếu là Facebook Home chịu quá nhiều ảnh hưởng của iPhone.
Home thất bại là do iPhone
Trong một bài báo của mình, Constine viết: "Đội ngũ phát triển Facebook đã không hiểu những điều căn bản nhất của một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android mà đã vội vã phát hành ứng dụng Home, điều này là một sự sai lầm lớn". Theo Constine thì việc Facebook Home không thành công trên hệ điều hành Andoid vì đa phần các nhân viên Facebook thường sử dụng các sản phẩm sử dụng hệ điều hành iOS của Apple. Khi phát triển một phần mềm cho Android có lẽ đội ngũ phát triển có lẽ đã vô tình nghĩ rằng iOS với Android giống nhau.
Việc các nhân viên Facebook hiểu các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS không phải là điều mới mẻ gì cả. Trước đó, Facebook đã từng bị chỉ trích là tập trung tạo ra nhiều ứng dụng dành cho phiên bản iOS nhiều hơn hẳn phiên bản Android. Rất nhiều người sử dụng hệ điều hành Android đã xác nhận điều này.
Christopher Dawson, một phóng viên của trang tin ZDNet đã viết trong một bài báo được đăng tải trong năm 2010: “ Tôi thường dùng điện thoại hoặc chiếc Nexus 7 (một sản phẩm tablet của Google) của mình để vào Facebook chứ hầu như không bao giờ sử dụng điện thoại Android. Trong khi Facebook đã nâng cấp ứng dụng iOS của họ một loạt các tính năng mới như camera, messenger nhưng hình bóng của Android trên ứng dụng này vẫn rất mờ nhạt. Facebook trên Android hoạt động chậm như rùa và ăn nhiều tài nguyên dù có sử dụng những chiếc điện thoại tốc độ cao như Razr thì vẫn ở dưới mức trung bình”.
Constine cũng cho biết rằng tuy Facebook đã sử dụng những poster “droidfooding” (Đây là từ mà Facebook dùng để kêu gọi các nhân viên của mình sử dụng hệ điều hành Android.) để kêu gọi và khuyến khích nhân viên sử dụng điện thoại Android ít nhưng thực tế thì có rất ít người sử dụng. Tuy nhiên việc thiếu các “droidfooders”( Có thể hiểu là các nhân viên sử dụng thiết bị Android) lúc đầu không gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đến khi họ đưa màn hình của Home ra thay thế cho màn hình của Android. Điều này đồng nghĩa với việc khóa màn hình, hình nền màn hình và các ứng dụng đã biến mất và thay vào đó là một màn hình với Facebook làm trung tâm.
Đại diện Facebook cho biết họ làm vậy vì muốn người dùng có một trải nghiệm hoàn toàn mới: "Home sẽ mang lại cho người sử dụng một kinh nghiệm hoàn toàn mới cho phép bạn nhìn thế giới qua con người mà trong đó chỉ có Facebook chứ không ứng dụng." Điều này, vô tính làm cho người sử dụng điện thoại Android cảm thấy xa lạ đơn giản đa phần họ đã quen việc sắp xếp các ứng dụng vào các thư mục hoặc đính vào ngay trang màn hình đâu tiên. Để chứng minh cho quan điểm của mình, Constine cho biết anh đã đưa chiếc điện thoại Android cài Facebook Home cho cho 2 nhân viên của mình kiểm tra và đánh giá ứng dụng. Trong 2 nhân viên này, thì một người đang sử dụng hệ điều hành iOS của iPhone còn anh kia sử dụng smartphone chạy Android. Và kết quả là người sử dụng iPhone nói rằng Home không có vấn đề gì để phàn nàn cả, còn người sử dụng Android thì bảo phần mềm này khiến anh cảm thấy không hợp và những tính năng có trong đó vẫn chưa đủ.
Làm thế nào để lấy lòng người sử dụng Android.
Chắc các bạn còn nhớ, trước khi được phát hành thì nhiều người đánh giá Facebook Home là một ứng dụng rất có tiềm năng lớn và sẽ có một bộ phận không nhỏ người dùng Android sử dụng phần mềm này. Thế nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn, nó đang bị người dùng Android thờ ơ và chỉ được 1 triệu người sử dụng sau một tháng phát hành vì những hạn chế không đáng có.
Hôm thứ năm vừa rồi, tại trụ sở Facebook, Phó chủ tịch kỹ thuật Cory Ondrejka và Giám đốc sản phẩm Adam Mosseri thừa nhận đó là những hạn chế của Facebook Home. Và những hạn chế này đã làm cho ngưới sử dụng Android thờ ơ với Facebook Home. Cory Ondrejka cho biết "Rất nhiều người phàn nàn rằng không có thanh công cụ Dock trong Facebook" và ông này cũng cho biết đội ngũ phát triển sẽ sửa đổi những hạn chế trên của Home trong thời gian tới. Thay đổi và hoàn thiện là điều đáng khen người nhưng thay đổi thế nào mới là điều quan trọng.
Theo Constine thì nếu muốn chiếm lòng tin của người sử dụng hệ điều hành Android thì đội ngũ phát triển Facebook thay đổi nhiều. Đầu tiên là phải đem lại cho người sử dụng một sử trải nghiệm hoàn toàn mới nhưng vẫn giữ được những đặc tính chung nhất của Android. Them vào đó phải có hướng dẫn cụ thể và phải minh họa một cách rõ rang để người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào các ứng dụng khác. Tiếp theo, sẽ phải có thanh công cụ Dock ở phía dưới cùng. Đó là một cách để người dung Andoird có thể đưa các ứng dụng mà họ sử dụng nhiều nhất vào đó. Giám đốc sản phẩm Mosseri nói rằng bản than đội ngũ phát triển không muốn người dùng phải hy sinh công việc mà họ đã tùy biến Android của họ để sử dụng Home. Cuối cùng, để hoàn thiện hơn Facebook nên thêm một hệ thống ứng dụng folde hoặc cho phép tạo thư mục để dính cũng như hiển thị các vật dụng.
Cuối bài viết, Constine cho biết rằng Facebook Home không thay đổi theo hướng tích cực thì nó sẽ khó mà được người sử dụng Android để ý đến và đón nhận.
Tham khảo Techcrunch.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng