Nền tảng kết nối của Facebook giờ đây đã sẵn sàng tiếp nhận các ứng dụng từ cộng đồng.
Internet đã, đang và sẽ là một phần không thể thiếu của thế giới hiện đại. Chính vì lẽ đó mà bất cứ dự án nào liên quan đến mạng lưới Internet toàn cầu trong việc mở rộng mạng lưới, cung cấp nội dung,... đều giành được sự chú ý nhất định từ cộng đồng. Và dự án Internet.org của Facebook cũng là một trong số đó.
Sau khi công bố dự án đầy tham vọng này vào năm ngoái, Facebook mới đây đã cho biết họ đã mở cửa nền tảng của mình cho các nhà phát triển dịch vụ, ứng dụng cùng chung tay khai thác hệ thống. Mục tiêu của hành động này là tăng tính hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin với việc có sự tham gia của các doanh nghiệp, các đơn vị tại chính các địa phương được sử dụng dịch vụ này. Thậm chí đây còn là bước khởi đầu để đưa Internet.org vượt lên khỏi hình bóng một nguồn thông tin "tĩnh" để trở thành một dịch vụ chia sẻ thông tin "động".
Nếu bạn chưa biết, Internet.org là một dự án đầy tham vọng của Facebook trong việc đưa Internet phổ cập ra toàn thế giới. Nó sẽ xóa bỏ ranh giới của chi phí, cơ sở hạ tầng, kết nối,... để ai ai cũng có thể sử dụng Internet. Mark Zuckerberg thậm chí còn mua lại một doanh nghiệp chuyên sản xuất máy bay không người lái để thực hiện nhiệm vụ phát sóng Internet tại các khu vực có cơ sở hạ tầng còn yếu.
Tuy vậy, nền tảng của Facebook hiện đang vấp phải sự phản đối từ một cộng đồng các nhà phát triển, mà mạnh nhất là ở Ấn Độ. Họ cho rằng Facebook không hề tuân thủ nguyên tắc bình đẳng trong chia sẻ dữ liệu với công cụ này, khi mà toàn bộ dữ liệu ở đây sẽ đều do Facebook kiểm soát và chia sẻ. Kết quả là Facebook đã mất một số đối tác lớn của mình trong dự án này tại đất nước đông dân thứ 2 toàn cầu.
Mặc dù vậy, dự án hiện vẫn đang được triển khai và hoạt động rất tốt. Chỉ với một kết nối Internet (dù là yếu), bạn vẫn sẽ có thể sử dụng mạng lưới này thông qua một ứng dụng trên Play Store hoặc truy cập thẳng vào Internet.org để nhận được các thông tin về thời tiết, kinh tế, tri thức,... mà không mất thêm một đồng chi phí nào cả. Dự án hiện đã triển khai tại 9 quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á, đem Internet và dịch vụ đến cho hơn 8 triệu người sử dụng.
Các nhà sản xuất và doanh nghiệp nếu muốn phát triển ứng dụng cho mạng lưới này sẽ không phải mất một khoản phí nào để tham gia.
Tham khảo: Techcrunch
>>Thị hiếu đọc tin "shock" trên Facebook đang bị lợi dụng, hãy coi chừng
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng