Sau khi đón nhận hàng loạt "gạch đá" đến từ cộng đồng mạng vì số lượng tin sai lệch được chia sẻ là quá nhiều, Facebook cuối cùng cũng đã tìm ra giải pháp để lọc tin.
Sau khi đã nhận biết được vấn đề nghiệm trọng về tin sai, tin giả mạo và hứa hẹn sẽ tùn cách giải quyết nó vào hồi tháng 11, Facebook hôm nay đã thông báo về kế hoạch hành động chính thức của mình. Mạng xã hội này sẽ tiến hành bắt tay hợp tác với các trang web kiểm tra thông tin để chứng thực những câu chuyện mà người dùng chia sẻ, cùng lúc đó họ sẽ có thể đánh dấu những thông tin sai lệch và giới hạn nó lan rộng trong cộng đồng người dùng.
Trong một bài viết dài đăng trên mạng xã hội, Adam Mosseri, trưởng bộ phận News Feed của Facebook, đã giải thích vấn đề làm cách nào để họ ngăn chặn “mớ lộn xộn” xoay quanh việc chia sẻ link giả dẫn tới những tin sai lệch. “Chúng tôi tin tưởng về việc lắng nghe người dùng và chúng tôi không thể tự mình đưa ra mọi đánh giá, quyết định nên chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề này một cách thận trọng,” Mosseri viết. “Chúng tôi đã và đang tập trung nỗ lực vào việc loại bỏ những tin giả mạo được chia sẻ bởi những spammer dựa trên những phản hồi của cộng đồng và các tổ chức bên thứ 3.”
Chính vì vậy, Facebook đang thay đổi cơ chế hoạt động của hệ thống tố cáo dành cho người dùng, không dừng lại ở đó, họ còn thêm khả năng đánh dấu một bài đăng là giả mạo. Những báo cáo này sau đó sẽ được Facebook kiểm tra, họ sẽ có được trợ giúp nhờ sự hợp tác với một vài tổ chức về thông tin để xác thực một câu chuyện, bài báo, bức ảnh có phải thật hay không. Những tổ chức mà Facebook lựa chọn đều đã ký Hiệp định kiểm tra thông tin Quốc tế, và bao gồm những cái tên lớn như Snopes, ABC News và PolitiFact.
Nếu một câu, sau khi đã được điều tra kỹ lưỡng, được cho là giả mạo, Facebook sẽ đánh dấu chúng với một trạng thái mới được gọi là “đã kiểm duyệt.” Những tin “gây nhiều tranh cãi” sau đó rẽ được hiển thị với một lá cờ đỏ nói rằng “kiểm duyệt bởi bên thứ 3” và sẽ hiển thị ở dưới cùng của news feed cũng như sẽ không được quảng cáo hay giới thiệu nữa.
Đây là một bước đi có ý nghĩa rất lớn trong việc khắc phục vấn đề xoay quanh tin giả mạo, dẫu nó còn phụ thuộc nhiều vào người dùng để đánh dấu chúng – không chỉ vậy mà chính Facebooker là những người chia sẻ, bình luận và tin vào những bài viết giả mạo, sai lệch sẽ khiến điều này khó khăn hơn đôi chút. Liệu nó có hoạt động hiệu quả hay không? Chúng ta sẽ phải chờ đợi trong vài tuần nữa để biết được kết quả.
Facebook sẽ duyệt tin giả như thế nào?
Theo BGR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng