Facebook tiến hành mở rộng nền tảng phát triển ứng dụng đám mây Parse tiếp cận gần hơn với Internet of Things
Tại hội thảo phát triển F8Facebook 2015 vừa diễn ra cách đây vài giờ đồng hồ, thông tin nóng hổi nhất đang làm xôn xao dư luận chính là việc Facebook tiến hành mở rộng nền tảng phát triển ứng dụng đám mây Parse tiếp cận gần hơn với Internet of Things (IoT).
Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính xác nào về cụm từ Internet of Things (IoT) - Vật dụng kết nối Internet. Nhưng thật ra, vẫn có những cách để xác định liệu một thứ gì đó có phải là một phần của IoT hay không hãy đặt ra những câu hỏi sau: Liệu một sản phẩm của một nhà sản xuất nào đó có hoạt động tương thích với sản phẩm của một nhà cung cấp khác không?
Như vậy có thể tạm hiểu, Internet of Things là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay.
Sau thương vụ mua lại Parse vào năm 2013 thì Facebook đã tập trung khá nhiều nguồn lực để tận dụng hết những lợi ích mà nền tảng này mang lại như Facebook cung cấp công cụ phát triển và SDK với giá phù hợp để quản lý và đánh giá các ứng dụng qua Parse, hay để tăng thêm lượng truy cập mạng xã hội và chia sẻ trên News Feed. Những công cụ này cũng trợ giúp quảng cáo nhắm đến mục tiêu bằng cách để Facebook biết được ai đã cài đặt ứng dụng với SDK. Một khi đã thả câu, Facebook có thể mời chào các nhà phát triển mua quảng cáo cài đặt ứng dụng của mình. Sau đó, Facebook kiếm được 1,95 tỷ USD vào quý III/2014 ở mảng quảng cáo di động, và phần lớn trong số đó đến từ các lượt cài đặt ứng dụng.
Ngay tại Facebook's 2015 F8 developer conference thì những thông tin về việc Parse sẽ tiếp cận với IoT đã được tiết lộ khi ông Ilya Sukhar, giám đốc dự án này của Facebook, cho biết những nhà phát triển ứng dụng sẽ có thể sử dụng nền tảng này để thiết kế những ứng dụng di động kết nối mạng xã hội với bất kỳ thiết bị sử dụng Internet nào đó.
Ngoài ra, khá nhiều công cụ phát triển phần mềm và ứng dụng đã được tung ra trong thời gian vừa càng cho thấy tham vọng của Facebook trong việc giúp người dùng cũng như nhà phát triển tiếp cận gần hơn với IoT. Đặc biệt, các nhà phát triển có thể kết hợp thông tin của nhiều thiết bị khác nhau rồi mở rộng tầm hoạt động của những ứng dụng trên nền Facebook sang những thiết bị mới chưa có tên trong danh sách hỗ trợ.
Đây mới chỉ là một trong những thông tin thú vị từ hội thảo F8 năm nay, vẫn còn rất nhiều bất ngờ mà Facebook có thể đêm tới cho những ai quan tâm theo dõi cho đến hết ngày 26/3.
Tham khảo: CNET
>>Toàn cảnh hội nghị F8 của Facebook: Tập trung cho lập trình viên
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng