“Con gà gáy ò ó o. Đúng thì like – sai thì comment”, những status (stt) nhảm nhí kiểu này lại đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các bạn trẻ sử dụng facebook. Liệu có phải họ đang dễ dãi với cảm xúc của mình bằng những nút “like”vô bổ đó?
Từ những status “câu like”
Có lẽ facebook là mạng xã hội để mọi người có thể chia sẻ về cuộc sống của bản thân một cách công khai và tự do nhất. Họ “cập nhật” về bản thân mình qua những dòng status mỗi ngày. Nhưng thời gian gần đây, một bộ phận người sử dụng facebook cố tạo ra những status nhằm mục đích “câu like”.
Dạo quanh một vòng trên facebook, ta có thể bắt gặp vô số status nhảm nhí, vô bổ. Chủ nhân của một số tài khoản viết ra những câu nghe rất “triết lí” như: “Cuộc đời hối hả bon chen còn con người thì nhỏ nhen và giả tạo” hay “Ra đi giữ trọn lời thề, không lấy tiền tỉ không về quê hương!” nhưng mục đích cuối cùng của những “triết lí”ấy để nhận được nhiều “like” hưởng ứng.
Ngoài ra, còn có những status “phơi bày” mục đích rất rõ ràng: “Nếu nhận được 50 like sẽ sang nhà bố mẹ vợ đặt vấn đề xin cưới”. Thật nực cười khi mà chuyện trọng đại cả đời mà lại được quyết định bằng những nút “like” không cảm xúc. Tuy nhiên trên facebook lại không hiếm những trường hợp tương tự.
Đến những người tiếp tay
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu mọi người làm ngơ với những status vô bổ đó. Nếu trách người viết một thì phải trách những người like mười vì họ đã góp phần phát tán những thứ nhảm nhí ấy lan truyền rộng rãi để những người rảnh rỗi khác chỉ việc nhấn nút “like” ầm ầm. Có nhiều người không biết mình like nội dung gì, chỉ đơn giản là thấy nhiều người like trước thì cũng làm theo cho có trào lưu, cho hòa hợp với cộng đồng?
Còn có những status nhằm “góp tiếng nói cho xã hội” như: “like để góp phần đưa Lê Văn Luyện đến hình phạt án tử hình” hay “like để ngăn cản hành vi giết hại động vật” nhận được hàng trăm sự hưởng ứng của bạn đọc.
Một số bạn trẻ thì sẵn sàng tham gia bất kỳ cuộc “ném đá” tập thể nào mà không cần biết nạn nhân là ai, có đáng bị lên án hay không? Một hội lập ra với mục đích công kích nhân vật khá nổi trên mạng có tên “Ly còi” mà thu hút được 19.248 người “like”. Không những thế, khi admin xin từ chức, không hoạt động trang này nữa thì có gần 1000 người “like” với mong muốn tiếp tục duy trì.
Những nhóm hội vô bổ trên Facebook
Chính vì dễ dãi với những cú “click” chuột đơn giản nên những người trẻ đang dễ dãi với cảm xúc và suy nghĩ của chính bản thân mình. Điều này lí giải vì sao ngày càng có nhiều status tiêu cực, gay gắt hơn xuất hiện để thu hút “like” ủng hộ. Nhưng đằng sau những status “mạnh mẽ” ấy là gì? Đó có phải là những người ở ngoài cuộc sống thực, dám lên tiếng vì những hành vi sai trái?
Trước thực trạng đó, nhiều người đặt câu hỏi tại sao giới trẻ ngày nay suy nghĩ đơn giản đến thế, họ cho rằng việc click nút “like” là một việc có ích cho xã hội, là thể hiện tấm lòng từ thiện của mình tích cực nhất thay vì hành động bằng thực tế?
“Thế giới ảo” cũng cần có chuẩn mực
Mặc dù những nút “like” vô thưởng vô phạt nhưng mỗi lượt like là một lượt chia sẻ giúp thông tin, hình ảnh lan truyền rộng rãi. Nhưng làm thế nào để nút “like” nhỏ bé ấy trở thành một nút “like” nhân bản, con người có thể truyền tải và chia sẻ những giá trị tốt đẹp đến cộng động những người dùng Facebook?
Suy cho cùng, Facebook cũng chỉ là nơi để bạn giải tỏa sau những áp lực hàng ngày. Nhấn nút “like” chỉ mất 1 giây, nhưng 1 giây ấy là thước đo đánh giá bản thân người chọn nó. Đừng để nút “like” vô cảm làm thay cho cảm xúc và suy nghĩ của chính mình!
Theo Mai Quế
CAND
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng