Trong vòng 1 tuần, nhân viên ở cả hai mạng xã hội khổng lồ Facebook và Twitter cùng nhận thông báo công ty sẽ sa thải nhân sự quy mô lớn.
- Meta, công ty mẹ của Facebook, sa thải 11.000 người
- Đây là cách để người dùng Việt kích hoạt tính năng kiếm tiền cho tài khoản Facebook
- Định thay đổi thế giới như cách 18 năm trước tạo ra Facebook, Mark Zuckerberg đặt cược bằng đế chế 1.000 tỷ USD, sau 1 năm mất 800 tỷ USD
- Công ty mẹ của Facebook chuẩn bị sa thải hàng loạt nhân sự
- Đây là công cụ mà Facebook không muốn cho bạn biết
Mặc dù hai nền tảng này rất khác nhau ở nhiều khía cạnh, nhưng nguyên nhân của việc cắt giảm nhân công này đều là một: nguồn thu quảng cáo giảm. Và đây là một nguyên nhân 'chết người', đe dọa đến sự sống còn của hai mạng xã hội đã thống trị thế giới gần hai thập kỷ nay.
Thứ tư, 9/11, công ty mẹ của Facebook là Meta thông báo sẽ sa thải 11.000 người, tức khoảng 13% lực lượng lao động của họ. Trước đó có vài ngày, Twitter đã ra thông báo về việc sẽ không tiếp tục thuê khoảng một nửa lực lượng lao động 7.500 người của mạng xã hội này.
Trong một thông báo, Mark Zuckerberg - Giám đốc điều hành Meta, tuyên bố đã thuê quá nhiều người với dự đoán Facebook sẽ tăng trưởng mạnh sau đại dịch, nhưng 'đáng tiếc, điều đó đã không xảy ra'.
Bà Jasmine Enberg - Nhà phân tích chính, Công ty nghiên cứu Insider Intelligence cho rằng: "Ngày tháng kinh doanh tăng trưởng khủng của Meta đã qua, họ đang gặp phải sự cạnh tranh lớn trong thu hút sự quan tâm của người dùng, họ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn chưa từng có trong thu hút đồng USD của các nhà quảng cáo. Hai sản phẩm mà Zuckerberg trông cậy vào là vũ trụ ảo metaverse và dịch vụ video ngắn Reels đều không mang lại hiệu quả. Một năm sau khi Facebook chuyển thương hiệu thành Meta, metaverse vẫn là một khái niệm chưa được định nghĩa rõ ràng, và không có mấy bằng chứng cho thấy sự quan tâm của người tiêu dùng".
Theo bà Enberg, Meta đang ở thời điểm sống còn. "Ngay cả bộ phận Reality Labs chịu trách nhiệm tạo nên metaverse cũng bị cắt giảm nhân sự. Điều này cho thấy các vấn đề của Meta hiện sâu rộng như thế nào, khi họ phải giảm nhân lực ở bộ phận chịu trách nhiệm tạo nên tầm nhìn dài hạn cho công ty".
Bên ngoài trụ sở Twitter. Ảnh: AP.
Vấn đề gốc rễ của cả Meta và Twitter là nguồn thu quảng cáo, theo bà Enberg. Twitter xưa nay vốn đã luôn phải cố gắng kiếm lời, nhưng đến Meta - từng kinh doanh rất tốt nhờ Facebook, nay cũng gặp khó, bởi công ty Apple đã nâng cấp hệ điều hành iPhone cho phép người dùng bỏ tính năng theo dõi hoạt động của họ trên điện thoại. Meta phụ thuộc rất nhiều vào tính năng này để thu hút quảng cáo.
Nhà phân tích chính, Công ty nghiên cứu Insider Intelligence Enberg nói: "Các nhà quảng cáo từng sử dụng các nền tảng như của Meta vì họ có thể nhắm đến và đo được chính xác hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Nay thì các thay đổi của iPhone khiến các nhà quảng cáo khó làm được việc này hơn, thế là nhiều nhà quảng cáo đã đổi hướng chi tiền sang các nền tảng khác, không chỉ còn tập trung vào Facebook".
Twitter thì rất khác Facebook: non trẻ hơn, quy mô cũng nhỏ hơn rất nhiều. Twitter có 238 triệu người dùng hàng ngày, chỉ là 1 giọt nước trong biển cả 2 tỷ người dùng của Facebook. Nhưng các vấn đề của Twitter gần đây cũng không thiếu.
Bà Jasmine Enberg nhận định: "Nhiều vấn đề của Twitter là do tự gây ra. Ngay cả trước khi Elon Musk mua Twitter thì mạng xã hội này đã khó khăn về kinh tế, các nhà quảng cáo đã tính đến việc không tiếp tục sử dụng nền tảng này. Twitter không phải là điểm đến thiết yếu đối với hầu hết các kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp, nên việc họ rút quảng cáo khỏi Twitter khá nhanh và không đau đớn.
Ngành kinh doanh mạng xã hội cũng đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, với các ngôi sao đang lên như TikTok, hay các ứng dụng mới nổi như BeReal và Gas đang thành công trong việc thu hút Gen-Z.
"Luôn luôn trong các giai đoạn khủng hoảng sẽ xuất hiện những tay chơi mới, giờ chúng ta đã thấy rồi. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng trải nghiệm các mạng xã hội mới, đó có thể là real, hay gas hay Mastodon - mạng xã hội mà nhiều người dùng Twitter được biết là đã chuyển qua. Thế là sẽ càng có nhiều sự cạnh tranh giành lấy sự quan tâm của người dùng hơn trong vài năm tới", bà Jasmine Enberg nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng