Facebook vừa thay đổi giao diện, chứng minh xu hướng "hình vuông trên Internet đã chết"
Dù vô vàn cuộc tranh luận bất tận đã nổ ra, xoay quanh việc Facebook thay đổi giao diện từ 'vuông thành sắc cạnh' sang tròn trịa. Tuy nhiên, đây là sự thay đổi đáng lưu ý và cực kỳ có giá trị với cả Facebook lẫn người dùng. Hãy cùng đi tìm lởi giải cho câu nói "hình vuông trên Internet đã chết".
Facebook không phải mạng xã hội đầu tiên đổi giao diện từ vuông sang tròn.
Instagram đã bỏ vuông thay tròn từ năm 2015 (bao gồm cả Instagram Story và ảnh profile); Snapchat cũng ưu ái hình tròn; profile của Google Hangout cũng được thiết kế bởi hình tròn; Twitter cũng đại tu avatar từ vuông sang tròn từ 2 tháng trước.
Mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung có những ưu tiên nhất định về hình khối trong thiết kế, tuy nhiên ý nghĩa sâu xa của chúng thì không phải ai cũng đủ tinh tế để nhận ra.
Facebook đã thay đổi giao diện mới, xanh thành trắng, vuông thành tròn
"Hình vuông trên Internet đã chết"
Có một câu chuyện khá thú vị về việc Steve Jobs mạt sát kỹ sư của macOS về hình dạng của các nút bấm. Theo kỹ sư của macOS đời đầu, nên làm hình vuông vì chúng có thể render dễ dàng hơn.
Jobs liền đưa anh ta đi vòng quanh khu để xe, chỉ cho vị kỹ sư thấy tất cả những gì có hình tròn: biển báo, biển chỉ dẫn... gần như tất cả mọi thứ. Những góc nhọn (dưới 90 độ) không phải là không tồn tại trong tự nhiên, tuy nhiên chúng lại rất hiếm có.
Steve Jobs là người có niềm tin sâu sắc vào những đường tròn, theo ông thì chúng là một trong những yếu tố để tạo ra sự thân thiện với người dùng. Đó là nhận thức rất tự nhiên nhưng lại hàm chứa nhiều triết lý.
Một trong những kẻ theo đuổi đến cùng concept hình vuông - Windows Phone, giờ còn mấy ai ngó ngàng đến chúng. Liệu theo đuổi hình vuông có phải một trong những lý do khiến Windows Phone thất bại?
Hình tròn - một trong những loại hình khối cực kỳ "dễ nhìn". Nếu chú ý tới vấn đề này, bạn sẽ nhận ra rằng con người thường bị thu hút ánh nhìn, sự chú ý... vào những thứ có nét tròn mềm mại.
Hãy thử vẽ một hình vuông với các góc bo tròn, vẽ thêm thứ gì đó vào bên trong, lặp lại tương tự với một hình vuông bình thường. Bạn sẽ thấy hình vuông với góc bo tròn sẽ khiến ta tập trung vào vật thể bên trong hơn.
Ngoài ra, bạn có thể đưa mắt theo một vật thể hình tròn và vật thể khác hình vuông. Cách mắt và đầu bạn di chuyển theo đường viên của hình tròn bao giờ cũng dễ hơn hình vuông.
Trong những cuộc tranh luận bất tận về việc vuông và tròn, cái nào sẽ hay hơn lại đưa chúng ta quay về yếu tố thị giác trong lịch sử Internet và đồ họa.
Cụ thể, khi chơi các tựa game 8 bit, chúng ta có thể thấy rõ từng khối pixel vuông vức. Đó là điều dễ hiểu vì thời đó công nghệ xử lý đồ họa chưa phát triển, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc render. Tuy nhiên, khi độ phân giải ngày càng tăng, các hình khối vốn được tạo nên từ nhiều pixel lại trở nên mềm mại hơn.
Một ví dụ khác, bình thường chúng ta vẫn xem video trên Youtube với độ phân giải 720p/1080p, đúng chứ? Tuy nhiên, bỗng nhiên mạng 'down' và bạn phải xem dưới phân giải 240p chẳng hạn (vỡ hình, chẳng khác gì một mớ pixel lộn xộn) - đó là cảm giác tương đối bực mình và khó chịu.
Những ví dụ trên đều cho thấy, hình tròn/đường tròn mềm mại mới thực sự là triết lý để thu hút thị giác của con người. Vì vậy, nói "hình vuông trên Internet đã chết" là không ngoa chút nào, hoàn toàn có cơ sở khoa học và thẩm mỹ để lý giải chân lý này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng