Các nhà sản xuất game khôn khéo tạo ra những trò chơi mà bạn không phải trả tiền nhưng sẽ muốn trả tiền cho các gian hàng ảo, giải pháp trợ giúp. Thậm chí trả bằng chính mạng lưới bạn bè lôi kéo được.
Nội dung nổi bật:
- Nhiều hình thức trả tiền mới được nhà sản xuất áp dụng dựa vào hành vi của người chơi. Bạn không phải trả tiền nhưng sẽ muốn trả tiền:
Các gian hàng ảo là nơi để bán các vật phẩm hỗ trợ, trang bị, thời trang,…giúp người chơi tiết kiệm thời gian chơi so với những người chơi miễn phí.
Bán giải pháp hướng dẫn nhỏ với giá rẻ. Sau khi khơi được niềm đam mê cho người chơi, các nhà sản xuất sẽ tạo ra những điểm thắt nút nhỏ mà họ rất khó để vượt qua.
Thu tiền từ quảng cáo cũng được nhà sản xuất game tích cực tận dụng.
Nhưng vẫn cần phải đảm bảo cân bằng luật chơi miễn phí.
Thời đại của tất cả đều miễn phí
Những năm thập niên 80, 90 Nintendo được biết đến là ông vua của làng game thế giới với bộ trò chơi Super Mario Bros. Hoạt động kinh doanh của Nintendo theo mô hình đóng hộp các trò chơi và bán cho người tiêu dùng qua các cửa hàng. Hầu như toàn bộ doanh thu trò chơi được thu về trong vòng sáu tuần kể từ khi tung ra thị trường.
Khoảng năm 2003, xu thế chuyển dịch sang kinh doanh trực tuyến bắt đầu xuất hiện tại châu Á. Do nạn vi phạm bản quyền phần mềm tại các thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc làm cho trò chơi điện tử khó bán theo cách thông thường, các nhà sản xuất bèn chuyển sang thị trường trực tuyến. Đối với người chơi, ưu thế của loại hình này nằm ở chất lượng và sự đa dạng trong cạnh tranh: họ đang đối đầu với người thực, chứ không phải với trí thông minh nhân tạo được lập trình.
Cách làm này giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí sản xuất, phân phối khiến cho việc chơi game cũng trở nên rẻ hơn nhiều đối với người chơi.
Thế nhưng xu hướng phát triển của ngành công nghiệp trò chơi cũng không ngừng thay đổi khi kẻ thống trị làng game thế giới Activision Blizzard quyết định chuyển sang mô hình miễn phí. Game trả phí đình đám World of Warcraft (WoW) cũng được chuyển sang loại hình này.
Cùng với sự bùng nổ của các thiết bị di động, smartphone, mô hình miễn phí trên mobile cùng được dịp nở rộ, phát triển mạnh mẽ. Mô hình kinh doanh thu phí đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Candy Crush Saga kiếm tiền tốt từ sự miễn phí
Nhà phát hành game miễn phí sẽ kiếm tiền bằng cách nào?
Trước WoW, có không ít game từ bỏ hình thức thu phí chuyển sang miễn phí giờ chơi như: Aion, RIFT, Star Wars…tất cả đều xảy ra khi lượng người chơi sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên mô hình miễn phí (Free to Play) tất nhiên không phải miễn phí hoàn toàn. Nhiều hình thức trả tiền mới được nhà sản xuất áp dụng dựa vào hành vi của người chơi.
Các gian hàng ảo là nơi để bán các vật phẩm hỗ trợ, trang bị, thời trang,…giúp người chơi tiết kiệm thời gian chơi so với những người chơi miễn phí. Ngoài ra còn hình thức khác là chế độ ưu đãi VIP, giúp người chơi hưởng ưu đãi như nâng cấp độ, nhiệm vụ đặc biệt trong game,…Nguồn thu này giúp các hãng sản xuất chi trả các khoản chi phí như đối tác, duy trì hoạt động server, nâng cấp game. Hoặc nhà sản xuất game sẽ trở thành trung gian thanh toán mua bán giữa những người chơi và thu phí bảo đảm.
Bạn không phải trả tiền nhưng sẽ muốn trả tiền
Bán giải pháp hướng dẫn nhỏ với giá rẻ. Sau khi khơi được niềm đam mê cho người chơi, các nhà sản xuất sẽ tạo ra những điểm thắt nút nhỏ mà họ rất khó để vượt qua. Các giải pháp nhỏ được đưa ra với mức giá rẻ, thường dưới 1 đô la và hiếm khi lên đến con số 5. Theo Forbes, trò chơi nổi tiếng Bejewlled Blitz của hãng Pop Cap Games thu về phần lớn tiền từ những giao dịch nhỏ này.
Một ví dụ điển hình khác cho mô hình game miễn phí hiện này trò chơi Candy Crush Saga của hãng King. Theo thống kê mới nhất, hiện có hơn 500 triệu lượt tải trên thiết bị di động trong năm vừa qua.
Ban đầu, Candy Crush chỉ là trò chơi một cấp độ đơn giản nhưng hiện nó đã được phát triển hơn 400 cấp độ. Tại Mỹ, Candy Crush kiếm được hơn 875.000 USD mỗi ngày từ những người dùng Apple. Trung bình mỗi người dùng trả khoảng 5 USD cho các đặc quyền trong Candy Crush.
Thu tiền từ quảng cáo cũng được nhà sản xuất game tích cực tận dụng. Quảng cáo trong game trở thành ngành công nghiệp khổng lồ, tiềm năng. Theo Forbes doanh thu quảng cáo trong lĩnh vực trò chơi năm 2012 vào khoảng 3,1 tỷ USD và sẽ lên tới 7,2 tỷ USD vào năm 2016.
Quảng cáo trong game
Nhưng vẫn cần phải đảm bảo cân bằng luật chơi miễn phí. Theo các nhà sản xuất trò chơi Farmville của Zynga thì chỉ có 3-5% người chơi sẵn sàng bỏ tiền cho trò chơi miễn phí. Khi các hãng muốn tăng tỷ lệ này để thu được nhiều tiền hơn thì nhóm người chơi miễn phí thực sự sẽ dần từ bỏ cuộc chơi do không còn sức ganh đua hấp dẫn.
Hơn nữa nhóm khách hàng trả tiền không phải là mục tiêu duy nhất các nhà phát hành game miễn phí theo đuổi. 95% người chơi miễn phí cũng đem lại nguồn thu gián tiếp cho họ. Đối với nhóm này, họ có thể mua các giải pháp trợ giúp nhỏ không phải bằng tiền mà bằng số người chơi mới cung cấp cho hãng game. Lượng người chơi càng đông thì quảng cáo trong game càng có giá trị lớn. Không những vậy, họ còn đồng thời là những nhà thầu làm việc cho hãng game để cung cấp đối thủ cho những người chơi trả tiền.
Candy Crush kiếm được gần triệu USD mỗi ngày
Mô hình kinh doanh miễn phí giá cao (Freemium)
Hàng miễn phí: Bất cứ thứ gì đi cùng với mặt hàng giá cao phải trả tiền.
Đối tượng miễn phí: Người dùng thông thường.
Thuật ngữ Freemium do nhà đầu tư mạo hiểm Fred Wilson khởi xướng, là một trong những mô hình kinh doanh trên mạng phổ biến nhất. Miễn phí giá cao có các hình thức khác nhau: các mức nội dung khác nhau từ miễn phí tới mức giá cao, hoặc phiên bản “pro” giá cao trong một vài trang web, hoặc phẩn mềm với nhiều tính năng phong phú hơn bản miễn phí .
Một trang web bán hàng trực tuyến điển hình sẽ thực hiện quy tắc 5%- 5 phần trăm khách hàng sẽ trả tiền cho toàn bộ những người còn lại. Theo mô hình này, cứ mỗi khách hàng trả tiền sử dụng phiên bản giá cao đầy đủ chức năng thì mười chín người khác được sử dụng phiên bản miễn phí ít chức năng hơn. Lý do để người ta có thể thực hiện mô hình này là vì chi phí phục vụ cho mười chín người đó là đủ gần không để có thể coi là miễn phí.
Theo Kim Thủy
Cafebiz.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng