Tại sao chỉ cách nhau một thời gian ngắn, Samsung lại ra mắt liên tiếp 2 smartphone Galaxy A71 và A51, gần như giống hệt nhau về tính năng và chỉ khác nhau về cấu hình và giá bán?
Sự tiếp nối của chiến lược đổi mới đảo chiều trên Galaxy A51 đã cho thấy sự thành công khi trong 10 ngày đặt trước vào cuối tháng 12 năm 2019, đã có hơn 14.000 đơn đặt hàng thành công tại Thế Giới Di Động, còn đối với hệ thống FPT Shop, mức đặt hàng lên tới 7.000 đơn vị ngay trong ngày đầu mở bán.
Thành công này là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: điểm nhấn độc đáo vào camera với 4 camera ở mặt lưng bao gồm cả một camera macro 5MP để tạo nên các bức ảnh cận cảnh độc đáo, thiết kế trẻ trung cùng mức giá phải chăng và hơn hết là thương hiệu Samsung trên thiết bị này.
Nhưng tại sao trong khi Galaxy A51 đang thành công như vậy, Samsung lại ra mắt thêm Galaxy A71?
Galaxy A71 (phải) với kích thước nhỉnh hơn Galaxy A51 (trái).
Nhìn lướt qua, Galaxy A71 trông như một phiên bản phóng to của A51, chẳng có nhiều khác biệt. Cũng camera selfie dạng nốt ruồi ở mặt trước, cũng cụm 4 camera sau với camera macro độc đáo nhưng được trang bị màn hình kích thước 6,7 inch, lớn hơn so với 6,5 inch trên A51. Ngôn ngữ thiết kế của cả hai thiết bị này cũng tương tự nhau.
Không chỉ vậy, Galaxy A71 còn được nâng cấp mạnh mẽ hơn về cấu hình so với A51. Cả bộ xử lý, thông số RAM, cũng như các tính năng sạc nhanh và dung lượng pin. Chưa hết, Galaxy A71 còn là smartphone đầu tiên của Samsung được trang bị cảm biến 64MP, lớn hơn đáng kể so với cảm biến 48MP trên A51.
Thế nhưng, Galaxy A71 ra mắt không phải để cạnh tranh hay chỉ là bản nâng cấp của A51. Đây là chốt chặn quan trọng của Samsung đối với các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang muốn bám đuổi dòng thiết bị tầm trung mang công nghệ cao cấp của mình.
Chốt chặn với các thương hiệu Trung Quốc
Không có thương hiệu mạnh như Samsung, cũng không có nhiều tính năng công nghệ đặc biệt cũng như không còn lợi thế giá thấp như trước đây nữa – đặc biệt với phân khúc tầm trung – các smartphone thương hiệu Trung Quốc chỉ còn dựa vào chiêu bài bổ sung tính năng để cạnh tranh với Galaxy A51. Nhưng tất nhiên, gia tăng tính năng nghĩa là sẽ phải gia tăng giá bán.
Khả năng zoom xa sắc nét nhờ cảm biến 64MP trên Galaxy A71.
Thế nhưng lại một lần nữa, Samsung lại làm các thương hiệu Trung Quốc trở tay không kịp. Chỉ hơn một tháng sau khi ra mắt Galaxy A51, khi nhiều đối thủ vẫn chưa có cách nào bắt kịp smartphone này, Samsung đã ra mắt Galaxy A71. Là bản nâng cấp toàn diện về sức mạnh so với người anh em A51, mức giá của Galaxy A71 chỉ nhỉnh hơn một khoảng vừa phải so với những gì các nâng cấp đó mang lại và cũng tiệm cận ngưỡng giá của phân khúc tầm trung.
Đối với những người mong muốn nhiều hơn từ chiếc smartphone, Galaxy A71 là sự lựa chọn không thể tốt hơn và nhất là khi trên thị trường chẳng còn thương hiệu nào khác mang lại sự lựa chọn tương tự.
Điều này đã làm các thương hiệu smartphone Trung Quốc lâm vào thế kẹt khi muốn cạnh tranh với bộ đôi tầm trung này của Samsung. Ra mắt một thiết bị cạnh tranh với Galaxy A51 bằng gia tăng tính năng sẽ làm cho nó có mức giá cao hơn đối thủ. Nhưng điều này cũng sẽ làm mức giá của nó tiệm cận gần hơn với A71 do khoảng giá quá gần nhau của bộ đôi này.
Cuối cùng hóa ra đối thủ thực sự mà các thương hiệu Trung Quốc phải cạnh tranh trên phân khúc tầm trung này lại là Galaxy A71 – một smartphone có nhiều tính năng cao cấp như 4 camera, cảm biến 64MP, cấu hình mạnh mẽ không ngán tựa game đình đám nào, lại mang thương hiệu Samsung mà với mức giá chỉ trong tầm 10 triệu đồng.
Máy tự nhận cấu hình cao đối với tựa game PUBG Mobile.
Thiếu công nghệ tự chủ, các thương hiệu smartphone Trung Quốc khó có thể làm tốt hơn thế. Ngay cả khi tạo ra một smartphone với tính năng tương đương nhưng có mức giá rẻ hơn một chút, người dùng vẫn sẽ tìm đến với Galaxy A71 mà thôi. Vì sao? Vì thương hiệu Samsung.
Trong tầm giá từ 8 triệu đến 10 triệu đồng, dù vẫn là phân khúc tầm trung, nó cũng là số tiền đủ lớn để khiến người dùng phải đắn đo tìm cho mình một sự lựa chọn đáng tin cậy, và cái mác giá rẻ của các thương hiệu Trung Quốc chưa đủ để người dùng tin cậy cho một thiết bị mức cao của phân khúc tầm trung.
Không chỉ là đa dạng hóa sản phẩm mà còn là bịt kín lối vào của đối thủ
Nhìn rộng hơn, đây chính là chiến lược kinh doanh mà Samsung đang theo đuổi trong nhiều năm gần đây để gia tăng thị phần trước cuộc xâm lăng của vô số các thương hiệu smartphone Trung Quốc.
Ra mắt dày đặc các smartphone với nhiều mức tính năng tùy thuộc các phân khúc khác nhau, trải dài từ phân khúc siêu rẻ cho đến phân khúc tầm trung, thậm chí cận cao cấp và cao cấp, phủ kín gần như hoàn toàn mọi nhu cầu của người dùng. Với các công nghệ chip và cảm biến camera của mình, Samsung có thể làm điều này một cách dễ dàng.
Trong khi đó, nó lại buộc các thương hiệu Trung Quốc phải chật vật bám đuổi với các sản phẩm của Samsung và rồi lại đụng độ phải một sản phẩm khác, với mức giá khác và các công nghệ cao cấp hơn, do mật độ sản phẩm dày đặc của công ty Hàn Quốc. Và cuối cùng, để khi các thương hiệu Trung Quốc phải vắt kiệt cả lợi nhuận để chạy đua về doanh số, họ sẽ vấp ngã trước một chướng ngại khác, thương hiệu Samsung.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng