Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao những sản phẩm vô cùng đắt đỏ lại luôn luôn bán chạy đến thế? Các thương hiệu xa xỉ đã làm thế nào để luôn thu hút được giới thượng lưu, những người có hầu bao dư dả nhưng lại luôn áp đặt những tiêu chuẩn khắt khe nhất lên lựa chọn của mình.
Với nhiều người, những sản phẩm xa xỉ luôn là một dấu hỏi lớn. Tại sao lại đi Maybach hay Bentley khi chúng cuối cùng vẫn chỉ là xe hơi? Tại sao lại bỏ tiền mua những chiếc túi Gucci hay Coach trong khi những thương hiệu “tầm tầm” như Michael Kors cũng có kiểu dáng tương tự? Tại sao lại mua Patek Philippe hay Rolex trong khi bất kỳ một thiết bị số nào giờ cũng có thể báo giờ?
Câu trả lời nằm ở một thứ khó định nghĩa: sự tinh tế dành riêng cho trải nghiệm cao cấp. Thứ người dùng thượng lưu tìm kiếm ở các sản phẩm xa xỉ không chỉ là những trải nghiệm đủ tốt, mà phải hoàn hảo trên mọi khía cạnh. Họ tìm kiếm những sản phẩm có thể tạo ra những tuyên ngôn về đẳng cấp khác biệt, thể hiện qua những chi tiết nhưng ý nghĩa dành riêng cho những kẻ có con mắt tinh tế. Dĩ nhiên, họ cũng chờ đợi được các thương hiệu xa xỉ phục vụ như những Thượng Đế thực sự. Và đó đều là những giá trị mà các thương hiệu “thường” không thể nào đáp ứng.
Bước sang thời đại smartphone gập, những giá trị thượng lưu của hàng xa xỉ bắt đầu lan tỏa vào thế giới công nghệ. Cuối năm 2019, hãng smartphone số 1 thế giới là Samsung chính thức phát hành Galaxy Fold, mẫu smartphone gập đầu tiên trên thế giới.
Ở mức giá 2600 USD (50 triệu đồng tại Việt Nam), Galaxy Fold rõ ràng không phải là sản phẩm dành cho tất cả mọi người. Khung giá của Galaxy Fold thừa đủ cho người mua có thể sắm CẢ 2 siêu phẩm Galaxy S10 và Galaxy Note10, hoặc mua tới 10 chiếc Galaxy A50s, sản phẩm thành công bậc nhất của Samsung trong năm qua. Song, cũng giống như phép so sánh giữa hàng “đủ tốt” và hàng xa xỉ, Galaxy Fold mang đến những giá trị riêng, được tìm kiếm bởi một nhóm người dùng rất nhỏ - những người tinh tế nhất.
Đầu tiên và quan trọng nhất, Galaxy Fold mang đến thứ mà giới thượng lưu luôn tìm kiếm: đặc quyền, mà ở đây là đặc quyền công nghệ. Sau hàng chục năm dẫn đầu thị trường hiển thị và bán dẫn, đến tận 2014 Samsung mới có thể bắt đầu tạo ra những chiếc màn hình dẻo có thể uốn cong thay vì giữ nguyên ở dạng cứng. Những ý tưởng bắt đầu được thử nghiệp trên smartphone màn hình cong hay vát cạnh, song phải đến Galaxy Fold thì Samsung mới có thể tạo ra trải nghiệm mở/gập, tạo thành trải nghiệm tablet kết hợp với smartphone trong cùng một thiết bị. Cũng giống như những chiếc đồng hồ siêu sang bên ngoài tối giản nhưng bên trong lại là bao nhiêu chất xám và công sức của nghệ nhân lắp ráp, bên dưới thiết kế sang trọng của Galaxy Fold là đỉnh cao tuyệt đối của gã khổng lồ đứng đầu thế giới smartphone ngày nay.
Và cũng giống như biểu tượng pinstripe trên xe Roll Royce, Galaxy Fold đã trở thành biểu tượng dành riêng cho giới “công nghệ thượng lưu”. Bạn đơn giản không thể tìm thấy trải nghiệm mở/gập để biến hình smartphone thành tablet ở bất kỳ một thương hiệu nào khác!
Hiển nhiên, Samsung sẽ không chỉ dừng ở chìa khóa công nghệ. Galaxy Fold là biểu tượng cá nhân dành cho những người hướng đến sự tinh tế trong từng chi tiết nhỏ. Mặt lưng phía sau được tạo thành từ lớp kính cao cấp, không hề có một chi tiết thiết kế nào nhưng lại rất “hút mắt” người dùng qua màu đen ngả gradient nhẹ và những đường cong mềm mại ở 4 góc, ở quanh bộ phận camera. Giữa thân máy là một bản lề riêng với logo Samsung nằm phía trên cùng, một lần nữa vẫn đơn giản nhưng trau chuốt. Khi mở máy ở chế độ tablet, bản lề này hoàn toàn biến mất, nhìn từ cả trước và sau chiếc Fold không quá khác biệt với những chiếc Galaxy Tab cao cấp.
Khi đóng máy, người dùng được nghe một tiếng click đã tai: Samsung đã trau chuốt đến tận bước cuối cùng của trải nghiệm nhằm thỏa mãn ngay cả những “Thượng Đế” khó tính nhất.
Tiếp đến là trải nghiệm phần mềm. Samsung thừa hiểu một trải nghiệm phần cứng thượng hạng sẽ là vô nghĩa với người mua nếu như phần mềm cài đặt trên điện thoại không thể tận dụng được cả màn hình lớn bên trong lẫn màn hình nhỏ bên ngoài. Và bởi thế Samsung đã cải thiện trải nghiệm OneUI lừng danh để đem đến những tính năng hoàn thiện nhất có thể. Mỗi khi người dùng mở máy, các ứng dụng đang sử dụng sẽ ngay lập tức được phóng to lên màn hình lớn. Các ứng dụng nhiều thông tin (ví dụ như mail) tận dụng cả 2 nửa màn hình để cung cấp đủ thông tin cho người dùng của mình, những kẻ bận rộn và luôn đòi hỏi sự hoàn hảo.
Sự trân trọng của Samsung dành cho người dùng cao cấp cũng không dừng ở chiếc điện thoại. Đi kèm với Galaxy Fold là dịch vụ hỗ trợ 24/7 (Premier Service), theo đó người dùng mẫu điện thoại gập sẽ nhận được hỗ trợ cài đặt hay hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn tùy biến (qua video thoại) từ Samsung bất cứ lúc nào. Những người sành công nghệ chưa chắc đã cần đến dịch vụ này, nhưng quyết định ra mắt Premier Service dành riêng cho Galaxy Fold cho thấy Samsung đang thực sự theo đuổi mục tiêu của ngành công nghiệp xa xỉ phẩm: với khách hàng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ phải luôn là hoàn hảo. Tín đồ thị trường cao cấp chắc chắn đã quá quen với việc được phục vụ “tận răng” khi đến cửa hàng – với Samsung, họ sẽ được phục vụ tận tình 24/7.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng