Gần 1 thập kỷ trước, Elon Musk giới thiệu với cả thế giới về loại tàu nhanh gần bằng tốc độ âm thanh: Dự án này 'đang đi đâu về đâu'?
10 năm cùng hàng trăm triệu USD đổ vào, hơn 12 startup đã cùng nỗ lực xây dựng siêu xa lộ cho phép tàu chạy với vận tốc hơn 1.200km/giờ nhưng vẫn... chưa ai thành công, ngay cả Elon Musk.
- Elon Musk nhá hàng ảnh dựng trạm hyperloop rất ấn tượng tại Las Vegas
- Sắp có tàu hyperloop dài nhất thế giới tại Ả Rập Xê-Út với chiều dài quãng đường lên tới 35km
- Elon Musk khoe toàn bộ đường hầm Hyperloop của Boring Company trên Twitter: Dài tới nỗi chóng cả mặt
- Hệ thống Hyperloop luôn được hứa hẹn là sẽ ra mắt trong "ba năm nữa," nhưng liệu điều này có thành sự thật?
- "Công ty Nhạt nhẽo" của Elon Musk vừa huy động được 113 triệu USD cho dự án đào hầm và Hyperloop
Elon Musk có một kế hoạch đầy hứa hẹn, đó là vận hành một hệ thống tàu có thể đưa hành khách di chuyển qua các thành phố với tốc độ gần bằng âm thanh. Ý tưởng này đã thu hút một nhóm các doanh nhân có tầm nhìn lớn và cùng nhau nỗ lực tạo ra một hệ thống giao thông của tương lai là Hyperloop.
Song, 10 năm sau cùng hàng trăm triệu USD đổ vào, hơn 12 startup đã cùng nỗ lực xây dựng siêu xa lộ cho phép tàu chạy với vận tốc hơn 1.200km/giờ và chưa ai thành công. Năm ngoái, startup Hyperloop One do tỷ phú Richard Branson hậu thuẫn đã cắt giảm 1 nửa nhân sự và chuyển sang dịch vụ vận chuyển hàng hoá.
Còn ở bên ngoài SpaceX, nhân viên của công ty này thậm chí còn sử dụng nơi từng là đường hầm thử nghiệm hyperloop làm… bãi đậu xe. Trong khi đó, một trong những công ty đứng đầu lĩnh vực này là - Hyperloop Transportation Technologies, đã tạm dừng thực hiện đợt IPO.
Giấc mơ hyperloop bao giờ mới thành công?
HyperloopTT từng có kế hoạch niêm yết trên sàn NYSE thông qua một SPAC của huyền thoại bóng rổ Shaquille O’Neal. Thỏa thuận này sẽ giúp startup được định giá ở mức 600 triệu USD và giúp họ có khoản vốn hàng chục triệu USD. Song, HyperloopTT lại đang chần chừ, cho thấy những thách thức mà các công ty công nghệ thuộc mọi lĩnh vực đều phải đối mặt, đặc biệt là những công ty doanh thu thấp. Thương vụ bị hủy bỏ cũng đặt ra những câu hỏi mới về việc hiện thực hóa giấc mơ vận hành hệ thống hyperloop.
Rob Miller, CIO của HyperloopTT, cho hay: "Việc xây dựng một hình thức vận chuyển mới là một thách thức lớn. Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm và những vấn đề hiện có, thì hệ thống này là cần thiết."
Một người ủng hộ công nghệ này từ lâu đó là Craig Hodgetts, giáo sư kiến trúc tại Đại học California hiện đã nghỉ hưu, đã làm việc với HyperloopTT vào năm 2014 và 2015. Ông đã tuyển dụng một nhóm sinh viên mới tốt nghiệp để hỗ trợ quá trình thiết kế các chi tiết như bố trí nhà ga.
Một toa tàu chở khách được HyperloopTT trưng bày tại một cuộc họp báo ở El Puerto de Santa Maria, Tây Ban Nha, năm 2018.
Được thành lập vào năm 2013, HyperloopTT là một startup nhỏ, chủ yếu hoạt động dựa vào một mạng lưới các kỹ sư làm việc "vì đam mê" chứ không hẳn là thù lao. Công ty này công bố một thỏa thuận SPAC vào tháng 11, dự định sáp nhập với một công ty có tên Forest Road Acquisition Corp. II, do cựu CEO của Walt Disney là Kevin Mayer và Tom Staggs điều hành, và hậu thuẫn bởi nhiều doanh nhân khác. Tuy nhiên, điều kiện thị trường trở nên khó khăn ở đúng thời điểm Forest Road II gần đến hạn hoàn tất thỏa thuận vào ngày 12/3. Sau đó, các công ty quyết định hủy bỏ và lên kế hoạch tìm kiếm một công ty mới.
HyperloopTT đã mất nguồn tài trợ mới và đối mặt với sự chú ý của công chúng vì đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của Musk. Hơn nữa, với nguồn lực hạn chế, họ vẫn phải nỗ lực để các dự án hyperloop nằm rải rác trên toàn cầu được "bật đèn xanh".
Trên thực tế, đây là thời điểm khó khăn đối với một công ty thử nghiệm, sở hữu các dự án cần hàng trăm triệu USD để xây dựng. Theo dữ liệu của PitchBook, số tiền cần tài trợ cho các startup lĩnh vực vận tải đã giảm 1 nửa so với 2 năm trước đó, xuống chỉ còn 500 triệu USD trong quý trước. Mức giảm này lớn hơn nhiều so với các startup phần mềm là 1/3 xuống còn 12,4 tỷ USD trong cùng kỳ.
HyperloopTT giờ đây sẽ phải kinh doanh theo cách cũ, đó là tạo mối quan hệ với các quan chức, nộp hợp đồng và trình bày lập luận cụ thể về hệ thống giao thông của mình để được cấp phép xây dựng và vận hành. Tuy nhiên, tiến độ của quá trình này vẫn chưa thực sự được đẩy nhanh, khi hầu hết mọi dự án mà công ty đã công bố trong nhiều năm đều bị gián đoạn hoặc bỏ dở. Các dự án đó bao gồm một sáng kiến ở Hàn Quốc vào năm 2017 (tuyến đường dài 321km nối Seoul với một cảng phía nam), tuyến đường ở Đồng Nhân, thuộc tỉnh miền núi Quý Châu Trung Quốc vào năm 2018 và tuyến đường dài 10km gần Dubai vào năm 2018.
Miller cho biết một số dự án có tiến triển và bị đình trệ là điều bình thường. Theo ông, công ty đang tiếp tục đàm phán ở Hàn Quốc và tìm cách thu hút vốn cho một cơ sở thử nghiệm và chứng nhận ở Colorado. Tại Ý, HyperloopTT đang chờ đợi xem họ có thắng thầu với 1 hợp đồng hay không và có một dự án tiềm năng ở Great Lakes, bao gồm tuyến đường dài 552km từ Chicago đến Cleveland, cùng 215km từ Cleveland đến Pittsburgh.
Công ty của Elon Musk cũng gặp khó khăn
Song, ngoại trừ dự án ở Great Lakes, hầu hết các cuộc thảo luận hiện tại của HyperloopTT đều không còn nhiệt huyết như ban đầu. Nhà sáng lập Dirk Ahlborn từng nói về các dự án nối các thành phố với nhau, kéo dài hàng trăm km, sử dụng đường hầm trong điều kiện chân không để giảm ma sát của tàu. Các dự án hiện tại đều có quy mô nhỏ hơn và khó thực hiện hơn thời gian đầu.
Trong khi đó, HyperloopTT không phải là công ty duy nhất gặp khó khăn với công nghệ này. Công ty vận tải chân không - Swissmetro SA, được thành lập vào năm 1992 đã bị bán lại vào năm 2009, sau đó trở thành Swissmetro NG. Năm 2018, một startup hyperloop khác có trụ sở tại Los Angeles có tên là Arrivo đã đóng cửa chỉ sau chưa đầy 2 năm thành lập. Còn Hyperloop One dù huy động được 400 triệu USD nhưng cũng phải từ bỏ kế hoạch phát triển hoạt động vận chuyển hành khách.
Địa điểm thử nghiệm của HyperloopTT ở gần Toulouse, Pháp.
Ngay cả Boring Co. của Elon Musk cũng không thể tránh khỏi những thách thức. Khi vị tỷ phú lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về công nghệ này, ông đã lấy ví dụ về tuyến đường 563km từ Los Angeles đến San Francisco. Dự án lớn nhất của Boring cho đến nay là đường hầm dài 27km dưới một trung tâm hội nghị ở Las Vegas.
Boring đã phản đối những lập luận cho rằng họ đang đi sai hướng trong việc xây dựng một hyperloop thực sự. Vào tháng 11, công ty đăng tải trên Twitter về hình ảnh một chiếc Tesla bên trong đường hầm thử nghiệm tại cơ sở Bastrop, Texas và cho biết "Thử nghiệm toàn diện với Hyperloop đã bắt đầu". Tuy nhiên, một số chuyên gia đặt ra câu hỏi tại sao lại đưa một chiếc Tesla vào đường hầm chân không, vì con người không thể thở trong môi trường chân không.
HyperloopTT thì có một địa điểm thử nghiệm riêng, ở gần Toulouse, Pháp. Họ đã xây dựng một đường hầm dài 320m nhưng chưa từng lắp đặt hệ thống chân không như kế hoạch hay kéo dài nó. Cuối năm ngoái, thị trường của Cugnaux, vùng ngoại ô này, đã phàn nàn với một tờ báo địa phương rằng HyperloopTT gần như đã bỏ hoang địa điểm này.
Song, Erik Wright - nhà sáng lập công ty xây dựng thương mại Precision Construction Services, nhận định dù các dự án bị trì trệ nhưng vẫn còn quá sớm để phủ nhận những công ty như HyperloopTT. Ông thấy thực sự ấn tượng với cách họ đã đi xa và gắn bó với những kế hoạch đó và cũng thừa nhận rằng đây là một quãng đường rất dài.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng