Bộ Y tế đang thực hiện xác nhận hộ chiếu vắc-xin nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là ra nước ngoài. Đến nay, gần 1 triệu người đã nhận được hộ chiếu vắc-xin điện tử.
Ngày 15-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Trường Duy, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, cho biết những ngày qua, Bộ Y tế đã bắt đầu ký xác nhận kết quả tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của cơ sở gửi lên hệ thống.
Đến thời điểm này, khoảng 1 triệu người đã có xác nhận hộ chiếu vắc-xin trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-Covid. Hiện các địa phương và cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng đang xác nhận thông tin tiêm chủng bằng chữ ký số trước khi chuyển dữ liệu lên hệ thống để Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân.
Hộ chiếu vắc-xin của người dân được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid
"Trước đây, điểm tiêm chủng ký xác nhận bằng giấy cấp cho người dân thì nay cũng với dữ liệu đó, cơ sở tiêm chủng sẽ xác nhận bằng chữ ký điện tử để cập nhật lên hệ thống. Đây là điều kiện bắt buộc để xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân"- ông Duy giải thích.
Cũng theo ông Duy, nhiều người thường gọi là "cấp" hộ chiếu vắc-xin nhưng thực ra đây chỉ là Bộ Y tế ký xác nhận chứng nhận được cơ sở tiêm chủng chứng nhận cho người dân đã tiêm vắc-xin. Việc xác nhận này cũng bằng chữ ký số với một thao tác "khớp lệnh" trên máy. Số lượng mũi tiêm trên trên hộ chiếu vắc-xin cũng tương đương với số mũi tiêm của người dân hiển thị trên hệ thống. Các thông tin được hiện thị dưới dạng mã QR Code."Trước đây, điểm tiêm chủng ký xác nhận bằng giấy cấp cho người dân thì nay cũng với dữ liệu đó, cơ sở tiêm chủng sẽ xác nhận bằng chữ ký điện tử để cập nhật lên hệ thống. Đây là điều kiện bắt buộc để xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân"- ông Duy giải thích.
Giải thích về việc đến nay nhiều người chưa có xác nhận hộ chiếu vắc-xin trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-Covid , ông Duy cho biết trước đó Bộ Y tế đã có hội nghị hướng dẫn việc triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng Covid-19 để Bộ Y tế tiến hành xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân nhưng nhiều địa phương và cơ sở tiêm chủng còn chậm trễ trong việc thực hiện. "Chúng tôi đang soạn thảo văn bản trình lãnh đạo bộ ký để đôn đốc việc này được thực hiện đúng tiến độ. Chắn chắn trong tuần sau các địa phương sẽ phải thực hiện đồng loạt"- ông Duy nói.
Theo Bộ Y tế, thời hạn của hộ chiếu vắc-xin điện tử là 12 tháng kể từ ngày cấp. Khi hết hạn, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới.
Cũng theo ông Đỗ Trường Duy, người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp hộ chiếu vắc-xin mà không phải thực hiện thủ tục gì thêm. Quá trình này được thực hiện do các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng là đầu mối để ký số.
Để xem được hộ chiếu vắc-xin người dân có thể vào ứng dụng PC Covid sau đó vào mục "Hộ chiếu vắc-xin" |
Người dân sẽ không được cấp hộ chiếu vắc-xin nếu các thông tin tiêm chủng sai sót, thiếu mũi tiêm, ngoài ra không cần thực hiện thêm thủ tục gì khác. Với người dân chưa được cấp hộ chiếu vắc-xin do thiếu, sai thông tin cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật hoặc phản ánh trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 https://tiemchungcovid19.gov.vn.
Ngoài ra, người dân có thể gọi điện đến tổng đài của Bộ Y tế theo số 19009095 để phản ánh hoặc tư vấn các vấn đề liên quan đến hộ chiếu vắc-xin .
Hộ chiếu vắc-xin điện tử của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh Châu Âu (EU) hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.
Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành biểu mẫu, quy trình và thực hiện cấp hộ chiếu vắc-xin. Tuy nhiên, để biết hộ chiếu vắc-xin được công nhận và sử dụng ở những quốc gia nào, người dân cần theo dõi thông tin từ Bộ Ngoại giao.
Theo đại diện của Bộ Ngoại giao, người mang hộ chiếu vắc-xin được Việt Nam và các nước công nhận được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vắc-xin ở sở tại. Việc công nhận này bao gồm việc miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận.
Hộ chiếu vắc-xin được sử dụng để chứng minh lịch sử tiêm chủng, khỏi bệnh của cá nhân, không thay thế cho các giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh khác như hộ chiếu, thị thực, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực… Đến nay, đã có 19 nước công nhận hộ chiếu vắc-xin của Việt Nam.
Theo quyết định số 5772/QĐ-BYT ngày 20-12-2021 của Bộ Y tế, quy trình xác nhận hộ chiếu vắc-xin bao gồm 3 bước:
Bước 1: các cơ sở tiêm chủng thực hiện rà soát, bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19. Dữ liệu sẽ được đẩy về Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vắc-xin Covid-19.
Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số tập trung chứng nhận tiêm chủng vắc-xin Covid-19.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng
Bên cạnh những nâng cấp về phần cứng, Galaxy S25 Ultra được Samsung chú trọng vào các tính năng Galaxy AI mới.
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra