Gặp 5 sinh vật tàn tật đáng thương được "cứu rỗi" nhờ công nghệ in 3D

    PV,  

    Công nghệ in 3D không chỉ tái tạo được bộ phận cơ thể người, mà còn giúp cho nhiều loài vật có được cuộc sống bình thường.

    In 3D (3D printing) là công nghệ in tái tạo lại vật thể trong không gian 3 chiều. Trong đó thay vì in phun ra mực như máy in thông thường, máy in 3D sẽ dựa theo thông tin nhận được, in ra chất liệu dẻo hoặc kim loại từng lớp từng lớp của vật phẩm trong thời gian siêu ngắn.

    Chính nhờ khả năng bá đạo này, công nghệ in 3D có tính ứng dụng rất cao, trong đó phải kể đến việc tái tạo lại các bộ phận thay thế cho con người.

    Tuy nhiên không chỉ con người, một vài cá thể động vật may mắn đã có được đôi chân, cái mỏ hay cả một phần khuôn mặt mới nhờ vào công nghệ in 3D. Chúng ta hãy cùng gặp mặt những loài vật đáng yêu đầy nghị lực này nhé.

    1. Chú chó Bubbles và đôi chân bánh xe

    Bubbles là một chú chó giống dachshush. Chú đã không may mắn khi sinh ra mà thiếu đi đôi chân trước.

     Derby và cặp bánh xe tím mộng mơ.

    Derby và cặp bánh xe "tím mộng mơ".

    Nhằm giúp Bubbles có một cuộc sống của một chú chó bình thường, người chủ tốt bụng đã tự tạo ra một cặp bánh xe để thay thế chân trước của chú bằng máy in 3D.

    Chiếc “xe đẩy” của Bubbles được được dựng lên từ sợi cacbon kết hợp với các bộ phận in 3D và một phần nhỏ mượn từ mô hình máy bay.

    Nhưng chưa dừng lại ở đó. Mẫu thiết kế này sau khi được tung lên Internet đã được rất nhiều người học theo, giúp cho những chú chó không chân khác tìm lại được niềm vui đi lại, như chú chó trong video dưới đây.

    2. Cặp chân mới của chú chó Derby

    Khác với Bubbles, Derby có một đôi chân bị biến dạng, lại không có bàn chân nên sẽ phải di chuyển theo cách trườn bò. Tuy nhiên, người chủ nuôi tâm lý đã sử dụng công nghệ in 3D, tạo cho chú một đôi chân mới, giúp cho Derby không phải "ghen tị" với đồng loại nữa.

     Derby vốn phải di chuyển rất khổ sở.

    Derby vốn phải di chuyển rất khổ sở.

    Là một nhân viên thiết kế trong công ty Systems 3D chuyên thực hiện việc in 3D, cô đã tạo ra một bộ chi giả cho phép chú chó có thể di chuyển và chạy một cách thoải mái như một con chó bình thường.

    Sau 2 lần cải tiến, đôi chân thiết kế theo hình số 8 với một phần trung tâm hoạt động như đầu gối đã giúp Derby có được sự dẻo dai và thoải mái khi di chuyển.

     Derby với đôi chân mới.

    Derby với đôi chân mới.

    3. Chú "rùa máy" Akut - 3

    Vào năm 2014, Akut-3, một chú rùa Quản Đồng (một loại rùa thuộc bộ vích) lớn, đã bị chấn thương ở đầu do va chạm với cánh quạt của một con tàu. Ngoài vết cắt ở hàm, chú đã bị mất đến 60% khu vực hàm trên và hàm dưới bên phải.

    Gặp 5 sinh vật tàn tật đáng thương được cứu rỗi nhờ công nghệ in 3D - Ảnh 7.

    May mắn thay, chú rùa đã rơi vào tay một trung tâm phục hồi chức năng cho rùa biển. Các chuyên gia tại đây đã cứu lấy sinh vật tội nghiệp và tái tạo cho chú một khuôn mặt hoàn toàn mới bằng titan vào năm 2015.

    Khuôn mặt robot của Akut-3 đã được tạo nên từ việc in 3D từ mẫu khuôn mặt của chính nó. Do đó, có thể nói khuôn mặt mới này vừa khít và giúp Akut - 3 vận động hoàn toàn thoải mái.

     Khuôn mặt mới bằng titan của Akut -3.

    Khuôn mặt mới bằng titan của Akut -3.

    Bạn có thể xem qua video sau đây để biết quá trình tái tạo này như thế nào.

    4. Chú vịt Buttercup cụt chân

    Chú vịt trắng Buttercup được sinh ra trong một phòng thí nghiệm của trường cấp 3 vào năm 2012. Chú vịt này sinh ra đã có bàn chân trái dị tật, bẻ ngược về phía sau. Điều này gây cho chú nhiều khó khăn trong quá trình đi lại.

    Được đưa đến khu bảo tồn chim nước Feathered Angles, bàn chân dị tật của Buttercup đã được loại bỏ, thay vào đó là một bàn chân hoàn toàn mới tạo ra từ công nghệ 3D.

    Ban đầu chú được lắp cho một bàn chân silicon dẻo dai để đi lại bình thường. Sau đó vào năm 2014, bàn chân của Buttercup đã được nâng cấp với mắt cá có thể uốn cong, giúp chú có thể đi lại và hoạt động như mọi chú vịt khác.

    5. Chú chim toucan Tieta với cái mỏ vỡ nát

    Chú chim toucan mang tên Tieta có một cuộc đời không mấy may mắn. Tieta đã phải trải qua một quãng thời gian "khổn khổ" trước khi được giải cứu khỏi đường dây mua bán động vật trái phép ở Brazil.

    Tuy nhiên, khi được cứu thoát, một nửa cái mỏ của chú đã biến mất, khiến chú chim chỉ có thể tung thức ăn lên và cố bắt lấy bằng mồm mà không thể ăn như bình thường.

     Chiếc mỏ gãy của Tieta.

    Chiếc mỏ gãy của Tieta.

    Thế nhưng nghĩ cho cùng, chú vẫn rất là may mắn vì loài người đã có công nghệ in 3D. Các chuyên gia đã thiết kế cho Tieta một phần mỏ mới bằng sợi carbon ghép vào phần bị vỡ, giúp chú có thể ăn uống trở lại như bình thường.

    Chú chim này cũng chỉ mất tổng cộng đúng 3 ngày để làm quen với chiếc mỏ mới. Hãy thử xem cách chú xử lý chiếc mỏ như thế nào qua video sau đây.

    Theo Kênh14/Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày