Gặp nữ kỹ sư Microsoft xinh đẹp chế tạo chiếc vòng đeo mang đến hy vọng cho các bệnh nhân Parkinson
Với Emma Lawton, cuộc sống của cô giờ đây luôn xoay quanh chiếc vòng đeo kỳ diệu mang tên mình.
Emma Lawton, một designer 33 tuổi, cười trong nước mắt hạnh phúc khi đón nhận món quà độc đáo từ chính người phát minh ra nó, Haiyan Zhang, một kỹ sư 39 tuổi đến từ Microsoft. Đối với cô, ngày hôm đó không khác gì buổi sáng mở quà của những đứa trẻ háo hức Noel.
Trong chiếc hộp quà xinh xắn là một chiếc tablet chạy Windows 10 được bọc case màu hồng đốm. Chiếc tablet kết nối với một vòng thông minh mà Zhang nhẹ nhàng đeo lên tay Lawton.
Emma Lawton và Haiyan Zhang thử nghiệm chiếc vòng đeo Emma Watch
Chiếc vòng được khắc đúng tên “Emma” với nét chữ giống nét cô viết một cách kỳ lạ. Tuy nhiên, Lawton đã không thể viết được nhiều năm nay do rung tay – một biến chứng của căn bệnh Parkinson mà cô mắc phải. Lawton được chẩn đoán mắc chứng rối loạn vận động từ năm 2013. Nó khiến cô không còn làm được hai việc cực kỳ quan trọng với các designer: viết tay và kẻ dòng.
Sự mất mát này đã khiến Zhang, một nhà nghiên cứu của Microsoft, dành nhiều tháng liền tìm hiểu về căn bệnh cũng như thử nghiệm các sản phẩm có thể làm khống chế chứng rung tay, cho phép những người như Lawton có thể viết, vẽ trở lại.
Cả hai đã hồi hộp tới nín thở khi trông chờ giây phút Lawton thử sản phẩm. Zhang ấn nút trên chiếc tablet, kích hoạt chiếc vòng đeo, và Lawton đặt đầu đặt bút lên trang giấy trắng…
Build 2017: Project Emma
Hai cô gái gặp nhau lần đầu tại London và đã nhanh chóng thân thiết với nhau sau khi tìm thấy sự trùng hợp trong câu chuyện cuộc đời của mình với người còn lại.
Zhang được sinh ra tại Trung Quốc, lên 9 tuổi mới cùng cha mẹ di cư sang Úc. Là học sinh Châu Á duy nhất tại trường tiểu học mới, Zhang từ một cô bé hoạt bát, tự tin bỗng chốc trở nên câm nín, khép mình. Cô đã mất một khoảng thời gian dài mới tìm lại được giọng nói của mình.
Khi lớn lên, tài năng công nghệ đã giúp cô được Microsoft tuyển dụng năm 2012. Thời gian đầu làm việc tại đây, cô quản lý một nhóm sáng tạo tại một trong những studio game Xbox của công ty.
Còn Lawton thì sinh ra tại Bedfordshire, Anh Quốc. Cô luôn mơ ước trở thành diễn viên nhưng lại bị cuốn theo tình yêu với thiết kế. Thế nhưng đến cuối những năm tuổi 20, do Parkinson mà cánh tay phải của Lawton bắt đầu “rời rạc khỏi cơ thể”, theo như cô miêu tả trong cuốn sách của mình.
Zhang chia sẻ: “Emma chính là một nguồn cảm hứng thực sự khi tự kiềm chế được căn bệnh của mình và vươn lên thành công.” Khi đã hiểu hơn về Lawton, Zhang bắt đầu nghĩ đến câu hỏi: Liệu những kỹ năng công nghệ của mình có thể giúp Lawton lấy lại khả năng viết hay không?"
Haiyan Zhang xuất hiện trong video giới thiệu Emma Watch trong hội nghị Build 2017 vừa qua của Microsoft
Miệt mài với công việc Giám đốc sáng tạo tại Microsoft Research Lab tại Cambridge, Anh Quốc, cô thử nghiệm hàng loạt sáng kiến từ các sản phẩm giải trí cho tới chăm sóc sức khỏe. Nhóm của cô từng phát triển một dự án có tên Fizzyo, một thiết bị kết nối giúp trẻ em mắc chứng u nang xơ hóa biến những bài tập vật lý trị liệu hàng ngày này thành trải nghiệm video game hấp dẫn. Cô cũng từng cùng các đồng nghiệp để phát triển Project Torino, một sản phẩm giúp trẻ em khiếm thị học khoa học máy tính.
Haiyan Zhang và Emma Lawton
Quay lại với thời khắc quan trọng với cả Zhang và Lawton, khi Lawton bắt đầu cảm nhận được lực rung trên cổ tay phải. Cô đưa tay cầm lấy chiếc bút nhớ màu xanh, cố gắng viết chữ cái đầu tiên trong tên mình. Không tin vào mắt mình, những chữ cái tiếp theo bắt đầu thành hình, cuối cùng là cả cái tên “Emma”.
Lawton gần như bật khóc và tiếp tục vẽ một đường thằng, rồi một hình vuông. Cô có cảm giác như chưa từng mắc chứng rung tay.
Nét chữ viết tay của Lawton khi không dùng vòng đeo (bên trái) và khi có dùng (bên phải)
Gần 1 năm sau, Lawton vẫn tiếp tục đeo chiếc Emma Watch khi làm việc. Cô hiện đang đảm nhận vai trò chiến lược gia cho các ứng dụng, thiết bị tại Parkinson UK cũng như tư vấn thiết kế cho một công ty digital.
Thành công với Emma Lawton đã thôi thúc Zhang thực hiện Project Emma – dự án nghiên cứu ứng dụng cảm biến và trí tuệ nhân tạo vào việc phát hiện và kiểm soát các hội chứng liên quan đến rối loạn trong cơ thể, kể cả việc bị run hay cứng đờ các chi.
Zhang cùng các đồng nghiệp cũng đang đề xuất các công nghệ mới giúp phát hiện và kiềm chế các hội chứng liên quan đến Parkinson, bao gồm cả việc dùng machine learning và các mô hình định lượng để điều trị bệnh. Sau khi nghiên cứu kỹ nguyên nhân gây run tay ở các bệnh nhân Parkinson và dành 6 tháng liền dựng mô hình thiết bị rung cấu thành từ một motor nhỏ bằng đồng xu, Zhang thu về kết quả đầy hứa hẹn trên 4 bệnh nhân Parkinson.
Nét chữ viết tay của Lawton khi sử dụng Emma Watch
Đối với các bệnh nhân Parkinson, não bộ gửi quá nhiều tín hiệu đến các cơ, gây nhiễu loạn và khiến các cơ phản ứng quá khích, gây nên hiện tượng run tay chân. Chiếc vòng đeo rung do Zhang phát triển đã giúp não bộ Lawton tập trung lại vào cổ tay phải và giảm lượng tín hiệu truyền tải xuống cổ tay.
Zhang cho biết cô thực sự mãn nguyện khi thấy thiết bị hoạt động hiệu quả với Emma. Bước tiếp theo, để tối ưu hóa Emma Watch và nhân rộng công nghệ này, Zhang hiện đang hợp tác với một nhóm các nhà khoa học não bộ tại London. Họ sẽ tiến hành thử nghiệm ban đầu với thiết bị, và Lawton vẫn đóng vao trò tư vấn và tình nguyện viên thử nghiệm quan trọng của nhóm.
Với Emma, cuộc sống của cô giờ đây luôn xoay quanh chiếc vòng đeo mang tên mình.
Tham khảo Microsoft Blog
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng