Gia đình Steve Jobs làm từ thiện trong im lặng

    PV,  

    Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times tuần trước, Mà Laurene Powell Jobs nói rằng: “Chúng tôi thực sự quan tâm đến việc mở rộng các công việc tốt đẹp mà những người khác đang làm theo mọi cách có thể, và chúng tôi không thích đính tên vào những thứ đó.”

     Bà Laurene Powell Jobs , đứng giữa, trong lễ tốt nghiệp của các học sinh thuộcUrban League CollegeTrack ở New Orleans.

    Bà Laurene Powell Jobs , đứng giữa, trong lễ tốt nghiệp của các học sinh thuộcUrban League CollegeTrack ở New Orleans.

     

    Ở thung lũng Silicon, người ta có thể trở nên rất giàu một cách rất nhanh chóng và đặc biệt là khi họ còn rất trẻ. Chính vì điều đó, họ thường phải nhận những lời chỉ trích là không cho đi đủ với số tiền mà họ kiếm được, hay nói cách khác là họ không làm từ thiện với số tiền quá lớn mà họ có.

    Đã có những dấu hiệu của sự thay đổi, chẳng hạn như CEO của Facebook là Mark Zuckerberg đã biết yêu thương người khác hơn. Nhưng rất nhiều những người thành công trong lĩnh vực công nghệ đều đang ở độ tuổi 20 và họ đang làm việc suốt ngày, điều hành những công ty và cố gắng làm cho thế giới tốt đẹp hơn với các sản phẩm của họ, và sẽ tập trung làm việc thiện vào cuối đời.

    Có một câu chuyện khác nữa, cho dù chỉ qua những lời kể của một bà goá phụ, nhưng đây là người vợ của một trong những người có tầm ảnh hưởng cực lớn trong giới công nghệ, Laurene Powell Jobs, vợ của cố CEO Apple, Steve Jobs . Lúc còn sống, Steve Jobs vẫn thường hay bị chỉ trích vì không làm việc thiện, và nhiều người còn so sánh ông với Bill Gates (cựu CEO của Microsoft), người hứa dành tặng cả gia tài để phát triển giáo dục, y tế... Tuy nhiên, không nhiều người biết được rằng, trong hơn 2 thập kỷ qua, gia đình Jobs vẫn miệt mài làm việc thiện – nhưng họ chọn cách im lặng.

    Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times tuần trước, Mà Laurene Powell Jobs nói rằng: “Chúng tôi thực sự quan tâm đến việc mở rộng các công việc tốt đẹp mà những người khác đang làm theo mọi cách có thể, và chúng tôi không thích đính tên vào những thứ đó.”

    Một trong những cách giúp cho gia đình Jobs làm việc thiện kín đáo đó là thông qua tổ chức Emerson Collective. Tổ chức này là một LLC (Limited Liability Company – Công ty trách nhiệm pháp lý hữu hạn), hoạt động tương tự như một doanh nghiệp nhỏ, chứ không phải như các quỹ từ thiện. Emerson Collective có thể trợ cấp, đầu tư kiếm lợi nhuận và quyên tiền cho mục đích chính trị - nhưng không phải làm báo cáo công khai về các khoản quyên góp như các quỹ từ thiện.

    Cách làm này giúp cho các tổ chức như Emerson Collective linh hoạt và tự do hơn, đặc biệt là không lộ diện khi đầu tư. Một trong những mô hình như vậy là College Track, tổ chức cho các học sinh chuẩn bị vào đại học do bà Powell Jobs đồng sáng lập vào năm 1997.

    Vào một buổi chiều cách đây vài hôm, các học sinh tham giam College Track đã nắm tay nhau thành vòng tròn để nghe các gia sư nói về những kinh nghiệm như chuẩn bị cho kỳ thi cuối khoá và giảm tình trạng căng thẳng. Chris Seruge, 17 tuổi, đến với College Track mỗi ngày để được chia sẻ kinh nghiệm và sẽ đăng ký vào trường đại học vào năm tới với sự trợ giúp của tổ chức, nói rằng: “Đây như ngôi nhà thứ hai của tôi. Không có nó, tôi sẽ gặp khó khăn.”

    Mặc dù bà Powell Jobs là người ủng hộ tài chính chủ yếu cho tổ chức Emerson Collective và là chủ tịch hội đồng quản trị, nhưng bà không tiết lộ về số tiền bà đã quyên tặng. Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy những khoản quyên góp khác có liên quan đến gia đình Jobs. Hàng năm, công ty Pixar do Steve Jobs sáng lập, có tổ chức chiếu phim để gây quỹ cho College Track. Giá vé cho sự kiện năm nay là 1.000 USD để xem phim “Monsters University”. Những người ủng hộ tài chính cho College Track còn có Sergey Brin – đồng sáng lập Google, Marissa Mayer – CEO Yahoo, Marc Benioff – sáng lập trang Salesforce.com…

    Mình nghĩ rằng, Steve Jobs là người giúp kẻ khác bằng cách tạo cơ hội cho họ tự đứng lên bằng chính khả năng của mình, chứ ông không muốn mang đến cho họ những thứ quà tặng để dùng xong rồi bỏ đi. Cách làm từ thiện mỗi người có thể khác nhau, nhưng dù sao “cho kẻ khó một chiếc cần câu, vẫn tốt hơn cho họ một con cá”.

    Theo: bits.blogs.nytimes.com
    Tinhte

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày