Giấc ngủ đa pha, phương pháp tập luyện được nhiều người áp dụng có tốt cho sức khỏe?
Nếu bạn cảm thấy việc ngủ 8 tiếng/ngày là quá lãng phí thời gian, hãy đọc tiếp nhé.
Nhà văn, nhà soạn kịch vĩ đại người Anh William Shakespear từng so sánh cái chết nhẹ nhàng chỉ tựa như giấc ngủ. Tuy có hơi văn vở, nhưng đối với nhiều người, giấc ngủ không khác gì kẻ thù. Thử nghĩ xem bạn có thể làm được những gì thay vì dành 8 tiếng một ngày chỉ để...ngủ?
Rất nhiều bậc thiên tài coi giấc ngủ như một gánh nặng thực sự. Đó là Leonardo da Vinci, đó là Thomas Edison, những người nổi tiếng với việc chỉ ngủ một vài giờ mỗi ngày, hay thậm chí thức thâu đêm và chỉ chợp mắt vài lần vào ban ngày.
Câu chuyện thành công của những con người vĩ đại này đã truyền cảm hứng cho việc thành lập nên các tổ chức như Cộng đồng giấc ngủ đa pha (Polyphasic Society). Thành viên của các hội này hoặc chia giấc ngủ của họ thành 2 khoảng ngắn hơn và tạo ra các “giấc ngủ hai pha”, hoặc chia nhỏ giấc ngủ thành các khoảng nghỉ ngắn trong suốt 24 giờ và tạo ra các “giấc ngủ đa pha”. Nhưng phương pháp này thực sự có hiệu quả hay không?
Tiến sĩ Piotr Wozniak khẳng định câu trả lời là không. Mối quan hệ giữa giấc ngủ, trí nhớ và quá trình học là một trong những đề tài mà ông quan tâm nhất. Ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu ngắn hạn trên các giấc ngủ đa pha và bắt đầu đưa ra các luận điểm chống lại việc thực hành phương pháp này. Trong bài viết của mình xuất bản năm 2005 và cập nhật năm 2010, ông đã thẳng thắn phản đối và phê bình phương pháp ngủ đa pha.
Wozniak chỉ ra rằng giấc ngủ có rất nhiều vai trò quan trọng, chứ không đơn thuần chỉ là thời gian cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi. Nó đóng vai trò lớn trong việc duy trì miễn dịch và nhịp sinh học của cơ thể. Thiếu ngủ còn có thể làm giảm khả năng tự đánh giá cơ thể, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể tự mình nhận ra sức khỏe mình đang suy sụp đến mức nào.
Wozniak nhận ra rằng, nhiều người buộc phải áp dụng phương pháp ngủ đa pha vì đã mắc phải nhiều loại rối loạn giấc ngủ từ trước. Ông tỏ ra rất cảm thông, bởi trong nỗ lực chống chọi với các rối loạn ấy, họ buộc phải tìm đến những phương pháp khả dĩ. Nhưng dựa trên các bằng chứng hiện có, ông thấy rằng giấc ngủ đa pha hoàn toàn không có khả năng thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi họ cần.
Wozniak không phải người duy nhất ủng hộ việc ngủ đủ giấc. Vào năm 2014, tổ chức Chăm sóc Giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành phân tích cộng gộp những nghiên cứu giấc ngủ và đưa ra kết luận rằng, thời lượng giấc ngủ giảm dần khi độ tuổi càng tăng, nhưng vẫn có giới hạn. Ngủ quá ít hay quá nhiều đều có thể gây những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhưng những rối loạn giấc ngủ vẫn là một vấn đề đang hiện hữu. Điều trị những rối loạn này vẫn là một vấn đề rất nan giải với y học, dù đã có không ít công trình nghiên cứu quy mô lớn với những gì chúng ta đang có trong tay, nhưng hiệu quả vẫn là một dấu chấm hỏi. Một giải pháp thực sự cho giấc ngủ vẫn là câu trả lời trong tương lai. Có lẽ, chúng ta sẽ sớm nhận ra rằng giấc ngủ vẫn còn là một nhu cầu thiết yếu với con người. Chúng ta vẫn chưa sẵn sàng trong việc từ bỏ thứ khoái cảm tuyệt vời này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng