Giải mã 5 lời đồn xung quanh vấn đề "Học code bây giờ có lạc hậu không?"

    Ngocmiz,  

    Học code có thể cũng sẽ đến lúc trở nên lạc hậu, như bất cứ thứ gì khác, nhưng chắc chắn điều này sẽ không xảy ra sớm.

    Dưới đây là 5 lời đồn thổi về thứ người ta vẫn gọi là “dấu chấm hết của lập trình” cùng sự thật khác xa với những gì chúng ta vẫn tưởng.

    1. “Machine learning rồi sẽ khiến cho việc lập trình trở nên lạc hậu”

    Công nghệ machine learning hiện nay đã cho phép máy tính dựa trên dữ liệu lớn và các mô hình sẵn có để “học” cách làm mọi thứ, từ chơi cờ cho đến thiết kế, sáng tác nhạc,… Chính vì vậy mà nhiều người lo ngại rằng máy tính sẽ sớm tự học được code và chẳng cần đến con người lập trình ra chúng nữa.

    Sự thật là: Cả hai công nghệ machine learning và AI đều cực kỳ thú vị, nhưng chúng vẫn không thể tự xây dựng các tính năng. Chính các kỹ sư phần mềm mới là những người làm điều này. Google là cái tên đi đầu trong lĩnh vực machine learning, nhưng theo số liệu năm 2015, công ty có khoảng 30.000 nhà phát triển xây dựng các sản phẩm như Chrome, Gmail, Drive,... Ngay cả kẻ tiên phong về machine learning như Google cũng vẫn phải thuê hàng tá lập trình viên như vậy thì việc biết code có lẽ vẫn còn rất lâu nữa mới trở nên không cần thiết.

    2. “Với các công cụ xây dựng website chỉ với vài cú click như Wix, Squarespace,..., xây dựng website hiện nay là việc ai cũng có thể làm, cần gì phải biết code nữa?”

    Sự thật là: Hẳn là rất nhiều người đang sử dụng những nền tảng sẵn có như Wix hay Squarespace để tạo ra những website nhìn vô cùng bóng bẩy, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế và chắc chắn sẽ không hữu dụng trong trường hợp bạn cần tùy chỉnh các tính năng. Chỉ có các lập trình viên mới có thể dành nhiều thời gian giải quyết hết các vấn đề phức tạp có thể xảy ra. Tùy biến các tính năng cụ thế cho website luôn cần đến những kỹ năng chuyên biệt mà dân ngoại đạo khó có thể nắm hết được.

    3. “Các nhà phát triển cứ liên tục tạo ra những ứng dụng tương tự nhau, đi giải quyết lại những vấn đề giống nhau”

    Sự thật là: Đã có rất nhiều phong trào xóa bỏ dần tình trạng “giẫm đạp” lên nhau trong giới phát triển phần mềm. Một trong số đó phải kể đến mã nguồn mở, phong trào cho phép các lập trình viên sử dụng lại những đoạn code có sẵn cho các tính năng đã được người khác nghiên cứu và code ra. Ví dụ như công ty DHH đã sử dụng Rails vào thiết kế Basecamp rồi tung bộ Rails framework này ra cho bất cứ ai cũng có thể sử dụng để xây dựng các ứng dụng web khác.

    Chia sẻ hay tung ra các API mở cũng là hướng đi tích cực giúp tiết giảm thời gian cho các lập trình viên đi sau, khiến họ không phải mò mẫm làm lại những thứ đã có sẵn mà chỉ cần tập trung vào xây dựng những gì làm nên “bản sắc” cho ứng dụng, phần mềm của mình.

    4. “Một lập trình viên từng nói với tôi rằng anh ta có thể code xong cả một mạng xã hội chỉ trong vài tuần. Nếu vậy thì Facebook cần gì đến hàng tá kỹ sư làm việc tối ngày mà có vẻ chẳng hiệu quả gì vậy?”

    Sự thật là: Ngoài bề mặt, các ứng dụng trông có thể rất giống nhau nhưng tại trên thực tế, với những sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến, bộ code và các hệ thống bên trong sẽ ngày một phức tạp. Trong lập trình có một khái niệm là quy luật Leaky Abstractions để chỉ những hệ thống có thể thực hiện rất nhiều tác vụ nhưng lại che giấu phần hầu hết các chi tiết bên trong. Đối với những sản phẩm như Facebook (hỗ trợ hàng triệu, hàng tỷ người dùng), chắc chắn sẽ có rất nhiều các lỗ hổng và lỗi lớn nhỏ có thể xảy ra (các abstractions) và cần được các đội lập trình chuyên biệt giải quyết. Hơn thế nữa, chẳng có ứng dụng, phần mềm nào ra mắt xong là dậm chân tại chỗ không bao giờ thay đổi. Những sản phẩm này luôn cần người thiết kế thêm những tính năng mới để tiếp tục giữ chân người dùng.

    Nói tóm lại, các sản phẩm có một lượng lớn người dùng đều cần bộ mã nguồn rất phức tạp. Chúng không chỉ cần đến các kỹ sư phát triển và thiết kế lúc đầu mà còn cần họ cả giai đoạn dài về sau cho các hoạt động nâng cấp và bảo trì.

    5. "Lập trình là công việc buồn tẻ mà chẳng ai muốn làm"

    Sự thật là: Đúng là việc lập trình luôn có nhiều thách thức, thế nhưng hầu hết những người lựa chọn theo đuổi con đường IT hoàn toàn có thể tận hưởng công việc đòi hỏi vận dụng nhiều tư duy giải quyết vấn đề này. Họ cũng có thể làm các dự án nhỏ của riêng mình theo ý thích. Nếu các nhà phát triển thấy việc ngồi code là nhàm chán thì hẳn họ đã không dấn thân vào lĩnh vực này. Với những ai thực sự đam mê, lập trình hoàn toàn có thể cho họ hái quả ngọt.

    Kết

    Chốt lại là dù vẫn có khả năng xảy ra nhưng chắc chắn sẽ phải rất rất lâu nữa việc học lập trình mới trở nên lỗi thời. Với những người trong ngành, cảm giác được tự tay mình thiết kế, nhào nặn ra những sản phẩm đầy đột phá giúp giải quyết các vấn đề thực tế thật khó có thể so sánh được với bất cứ thứ gì khác.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày