Giải mã loài nấm ký sinh có thể biến vật chủ thành ‘zombie’ đã truyền cảm hứng cho The Last Of Us
Đại dịch zombie trong The Last Of Us được xây dựng dựa trên những cơ sở sinh học rất thực tế.
- Zombie tiến hóa lộ diện trong trailer tiếp theo của The Last Of Us
- Lý giải đoạn kết tập mở màn của bom tấn truyền hình The Last Of Us
- Tất tần tật những gì bạn cần biết về The Last Of Us - series được mong chờ nhất năm 2023
- HBO tung trailer cho series 'The Last of Us': Bom tấn game đình đám khi lên phim sẽ hoành tráng thế này đây
- Sony công bố bản nâng cấp toàn phần của The Last of Us Part 1, sẽ phát hành trên CẢ PS5 và PC
Bom tấn truyền hình The Last Of Us đã đưa dòng phim zombie (thây ma, xác sống) trở lại màn ảnh nhỏ. Được chuyển thể từ loạt game ăn khách cùng tên của nhà sản xuất Naughty Dog, series này đã mang đến một thế giới hậu tận thế độc đáo và đáng sợ, nơi nhân loại bị đẩy đến bên bờ vực diệt vong bởi một trận đại dịch kỳ lạ và đặc biệt nguy hiểm.
Khác với những dự án phim zombie khác, “thây ma” trong The Last Of Us không phải là những xác chết biết đi, mà là những người còn sống nhưng bị nhiễm trùng một loại nấm ký sinh kỳ lạ có tên Cordyceps. Sau khi trở thành vật chủ của loại nấm này, họ nhanh chóng mất đi nhận thức, không thể làm chủ cơ thể của mình, và bắt đầu biến thành những cỗ máy giết chóc vô cảm. Thời gian nhiễm bệnh càng lâu, ngoại hình của họ càng bị biến dạng nghiêm trọng và dần bị bao phủ hoàn toàn bởi nấm Cordyceps.
Mặc dù The Last Of Us là một tác phẩm hư cấu, nhưng hiện tượng nấm ký sinh và điều khiển cơ thể vật chủ lại hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế, đặc biệt là ở côn trùng hay thậm chí là một số động vật có vú như sói xám. Đó có lẽ cũng là nguồn cảm hứng chính để đội ngũ sản xuất loạt game/phim này sáng tạo ra thế giới zombie cho riêng mình.
Bên cạnh đó, những người nhiễm bệnh trong The Last Of Us sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau theo thời gian, với nhiều thay đổi cả về ngoại hình lẫn mức độ nguy hiểm. Trong đó, những giai đoạn cơ bản nhất bao gồm Runner, Stalker, Clicker và Bloater, và mỗi cấp độ zombie này lại có đặc điểm được dựa trên tình trạng nấm ký sinh trong thực tế.
Ví dụ, khi con người bị nhiễm trùng nấm Cordyceps trong The Last Of Us, cơ thể họ sẽ trải qua những trận co giật liên tục, trước khi mất hoàn toàn ý thức và trở thành một zombie đúng nghĩa. Trong thực tế, loài kiến khi bị nấm Cordyceps ký sinh cũng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do các bào tử nấm bên trong con kiến đang tiết ra một loại chất tương tự Aflatrem khiến cho nạn nhân choáng váng và cơ thể liên tục run bần bật đến mức không thể kiểm soát.
Dĩ nhiên, để xây dựng được một hệ thống zombie đa dạng và hoàn chỉnh nhất, ngoài Cordyceps, đội ngũ sản xuất đã phải tham khảo nhiều dạng nấm ký sinh khác nhau trong thực tế. Vậy cụ thể những nguồn cảm hứng này là gì, và chúng đã góp phần tạo nên một thế giới hậu tận thế độc đáo trong The Last Of Us ra sao, mời bạn đọc theo dõi đoạn video dưới đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng