Giải ngố: Bạn đã thực sự hiểu hết về khái niệm "Smartphone chống nước" hay chưa?

    NPQM,  

    Các đặc trưng liên quan đến smartphone chống nước có lẽ không còn xa lạ gì với người dùng công nghệ hiện nay. Nhưng vẫn còn đó những khía cạnh chưa được hiểu và nhận thức đúng cách.

    Tầm quan trọng của tính năng chống nước trên smartphone là gì? Đối với một bộ phận người dùng, đó thực sự là một khía cạnh không thể thiếu đối với nhu cầu của họ. Đối với một vài người khác, nó lại là một sự thừa thãi không cần thiết và làm tăng giá thành sản phẩm lên. Nhìn chung, thiết kế chống nước có tác dụng bảo vệ thiết bị của bạn khỏi tác động vô tình không đoán trước của tai nạn xảy ra trong cuộc sống, và tất nhiên, cũng giống như những loại hình bảo hiểm, chúng đều đi kèm với một cái giá khá đáng kể.

    Vậy liệu nó có thật sự xứng đáng với giá trị mà người dùng bỏ ra? Hãy cùng giải đáp cho câu hỏi này ngay sau đây.


    Định nghĩa

    Khi nói đến khái niệm smartphone chống nước, điều thực sự được nói đến ở đây là khả năng chịu nước của điện thoại. Xét về mặt lý thuyết ngữ cảnh, điều này tương đương với việc điện thoại sẽ không thể bị nước xâm nhập. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, không chiếc smartphone nào có thể chống nước hoàn toàn 100% một cách trọn vẹn được, nhưng ít ra sẽ chứng tỏ được hiệu quả trong một giới hạn nhất định, nhất là những trường hợp liên quan xuất hiện khá phổ biến trong đời sống thường ngày.

    Tiêu chuẩn chống nước cao nhất đạt được bởi smartphone hiện nay là IP68, có nghĩa rằng thiết bị có thể chịu được tình huống bị nhấn chìm ngập nước dưới độ sâu tối đa 1,5m trong thời gian 30 phút, dù đôi khi các nhà sản xuất lại thay đổi chút ít thông số đó của riêng mình.

    Tất nhiên, chúng ta không cần phải quá cứng nhắc về những con số chính xác được đề cập bên trên. Kể cả khi bạn lỡ tay để nó chìm dưới nước trong 31 phút, xác suất thiết bị của bạn vẫn hoạt động bình thường là rất cao.

    Ngược lại, dù cho smartphone của bạn có chứng chỉ chống nước nhưng điều đó cũng không có nghĩa trong mọi trường hợp nằm trong giới hạn thì đều vô hại đến thiết bị; hoặc ngay cả khi không có tiêu chuẩn sản xuất thiết kế chịu nước nhưng một số tên tuổi đặc biệt lại tỏ ra rất "lì" khi lâm vào tai nạn tương tự, chẳng hạn như chiếc Moto G.


    Giá thành (phần 1)

    Vậy nếu một thiết bị được thiết kế với tính năng này thì chủ nhân của nó và nhà sản xuất sẽ được hưởng những lợi ích gì?

    Chắc chắn rằng khi đem đặc điểm đó lên thì giá thành cũng sẽ tăng cao theo, không chỉ đến từ công nghệ keo dán bảo vệ nguyên khối bên trong khung máy, mà còn là quá trình phát triển và hoàn thiện kết cấu thiết kế toàn phần nên chiếc điện thoại này. Một trong những người đồng sáng lập nên Xiaomi - Lei Jun - từng cho biết chi phí sản phẩm sẽ tăng từ 20-30% do đặc điểm đó. Con số cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của từng thương hiệu, nhưng kết quả tất yếu là nó vẫn sẽ tăng lên mà thôi. (Lưu ý là không phải điện thoại chống nước nào cũng sẽ đắt hơn điện thoại thường, đó đơn giản là bạn chi trả cho một khoản dịch vụ bảo hiểm máy mà thôi).

    Một khía cạnh nữa cần cân nhắc đó là tiêu chuẩn IP không tính đến trường hợp bạn sử dụng dưới nước thường xuyên như thói quen hằng ngày được. Đây không phải một điểm mang tính chất tuyệt đối, nên không thể mang ra để đùa được, nên nó chỉ bao hàm trong một giới hạn nhất định.


    Tỷ lệ và những con số liên quan?

    Việc xác định những dữ liệu chính xác về số lượng điện thoại từng bị rơi xuống nước là điều gần như bất khả thi, vì chúng thường không được báo cáo về hết cho nhà sản xuất, và dù có xuất hiện những thống kê thì đó là do công ty tự chủ động đi thu thập từ người dùng. Dù sao thì hay cùng theo dõi những con số liệu sau:

    - Điều tra lần 1:

    Sau khi theo dõi hơn 200 người dùng iPhone, vào năm 2012, SquareTrade đã tính toán có đến 27% chủ nhân sử dụng iPhone đã từng gây hại cho điện thoại của mình với những tai nạn liên quan đến chất lỏng. Ngoài ra, thông tin sau đó cũng cho thấy 30% người dùng đã từng lâm vào tình huống tiêu cực liên quan đến thiết bị của mình trong 12 tháng trở về trước.

    Như vậy có nghĩa là khoảng 1 trong số 3 người dùng iPhone đã không cẩn thận trong lúc sử dụng cho lắm, và cũng gần với tỷ lệ đó thì dính đến cả tai nạn chất lỏng. Tính theo công thức xác suất, sẽ có khoảng 1/10 trong tổng số iPhone bán ra là bị tổn hại bởi yếu tố chất lỏng.

    Chúng ta đương nhiên không thể biết chắc loại chất lỏng và dung dịch đó là gì và liệu kết cục có tốt đẹp hay không. Nhưng với tỷ lệ 10% theo thống kê như trên, đây được coi là con số ngang bằng với cả các dòng điện thoại Android trên thế giới.

    Kết quả: Xác suất 10% bị ảnh hưởng bởi chất lỏng.

    - Điều tra lần 2:

    Tiếp tục là một nguồn tin nữa đến từ Plaxo vào năm 2011, cho biết về tỷ lệ khoảng 1 trong 5 người dùng điện thoại từng đánh rơi chúng vào... bồn cầu.

    Nước toilet không phải nước sạch tự nhiên hoàn toàn trong môi trường. Do đó, đây có thể được tính là một ngoại lệ nhỏ bên ngoài tầm bao quát của tiêu chuẩn IP. Nhiều người hẳn có chung quan điểm rằng tần suất xảy ra các vụ việc như vậy ngày nay nhiều hơn đáng kể so với năm 2011, vì chính thiết kế kích thước sản phẩm khiến cho thao tác cầm nắm không chắc chắn như hồi trước, và cũng có ngày càng nhiều người đem điện thoại vào phòng tắm cho nhiều mục đích khác nhau hơn. Nhưng ít nhất hãy cứ tập trung vào các dữ liệu thực có sẵn.

    Kết quả: Xác suất 19% ảnh hưởng bởi chất lỏng.

    - Điều tra thứ 3:

    Một cuộc nghiên cứu gần đây hơn, do ZAGG tiến hành vào năm 2014, đã khẳng định 30% số người tham gia lấy ý kiến đã từng gây tai nạn điện thoại liên quan đến chất lỏng, và 50% toàn bộ người dùng cũng từng phải đi sửa hoặc thay thế điện thoại mới. Xét trên tổng thể, có đến 1 nửa số người được hỏi đã và đang sử dụng một thiết bị từng qua sửa chữa hoặc bị hư hại ít nhất 1 lần.

    Kết quả: Xác suất 30% ảnh hưởng bởi chất lỏng.

    Như vậy, tổng hợp lại, bạn có tỷ lệ gặp phải những trường hợp tai nạn chất lỏng tương tự với chính bản thân mình rơi vào khoảng 20%.


    Giá thành (phần 2)

    - Chi phí cho công nghệ chống nước

    Số tiền bạn bỏ ra cho tính năng chống chịu nước sẽ phụ thuộc vào cả thiết bị mà bạn chọn nữa. Đối với một chiếc flagship, giả sử như tỷ lệ 25% trung bình theo như tính toán của Xiaomi là được dành cho thiết kế đó, thì 400-800 USD bỏ ra cho một thiết bị sẽ gồm 100-200 USD cho đặc trưng này. Tất nhiên là nó không hoàn toàn áp dụng chính xác cho mọi hãng, vì Xiaomi vốn chỉ tập trung vào các thiết bị giá rẻ hấp dẫn hơn so với mặt bằng, có thể chỉ ở mức 25 USD cho 1 chiếc smartphone 100 USD, hay 125 USD trên 500 USD tổng giá tiền.

    - Chi phí sửa chữa

    Quá trình sửa chữa một thiết bị chống nước đồng nghĩa với việc phải tháo dỡ hoàn toàn và khó khăn hơn nhiều so với thiết bị thông thường, nên giá thành cũng đắt đỏ hơn. Giới hạn trung bình vào khoảng 80 USD đến 250 USD, tính trong trường hợp có thể sửa chữa được.


    Các khía cạnh khác

    Việc ứng dụng thiết kế chống nước không chỉ tác động đến giá thành của thiết bị mà còn cả một phần mục đích và hoàn cảnh sử dụng nữa, đồng thời thay đổi kích cỡ, độ dày, trọng lượng và có thể là cả chất lượng âm thanh loa ngoài. Được biết, hiện đã có những hãng phụ kiện cung cấp các case chống nước tùy chọn cho chủ nhân của smartphone.


    Kết luận

    Những gì được rút ra ở đây được dựa trên số liệu trích dẫn từ khá nhiều nguồn, và sẽ không có một con số nào có thể đủ chính xác và cụ thể tuyệt đối để diễn tả việc bạn sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền hay tỷ lệ thiết bị của bạn không bị hỏng hóc...

    ZAGG là nhà phân phối phụ kiện điện thoại. SquareTrade là hãng dịch vụ bảo hiểm thiết bị điện tử, và Plaxo cung cấp các giải pháp ao lưu và đồng bộ hóa dữ liệu - do đó cả 3 cái tên này đều có thể nhận được nhiều lợi ích nếu như các kết luận đưa ra có phần tiêu cực để người dùng tìm đến các dịch vụ, mặt hàng của họ nhiều hơn. Xét cho cùng thì ít nhất chúng ta có thể biết chắc rằng: chống nước luôn đi đôi với chi phí tăng cao.

    Vậy chúng ta có nên chuyển sang chỉ tin tưởng duy nhất dòng điện thoại trang bị tính năng chống nước? Đó là một viễn cảnh tốt, nhưng bạn vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Các sản phẩm chống nước đang ngày càng được ra mắt nhiều hơn và trở thành một chuẩn mực chung trong tương lai gần, không chỉ dành riêng cho phân khúc flagship cao cấp nữa. Do vậy, giá thành liên quan cũng nhiều khả năng được giảm dần xuống để phù hợp với mọi tầng lớp người dùng.

    Nếu vẫn còn lo ngại cho số phận của chiếc điện thoại cá nhân và những tình huống bất ngờ xảy đến với nó, có lẽ một chiếc case bảo vệ hữu dụng chất lượng cao sẽ tối ưu hơn cả. Các nghiên cứu điều tra đã chỉ ra rằng tỷ lệ hư hại vì rơi, va đập cao hơn nhiều so với ảnh hưởng bởi chất lỏng. Đó sẽ là một góc độ để bạn cân nhắc khi tiến đến quyết định lựa chọn ưu tiên nào cho mình.

    Tham khảo: AndroidAuthority

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày