Một lưu ý quan trọng khi bạn đi sắm cho gia đình một chiếc TV mới, nhận thấy mác "Có HDR" và thắc mắc chúng là gì.
- Các sản phẩm TV UHD và QLED 2018 của Samsung đã được chứng nhận HDR10+
- Huawei tái lập nhóm phát triển TV, ngày ra mắt của TV Huawei đang tới rất gần
- Samsung sở hữu công nghệ hàng đầu nào trên thị trường TV?
- Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018
- Những bước đi vững chắc của Samsung nhằm khẳng định vị thế trên thị trường TV
- TV 8K đầu tiên của Samsung có thể ra mắt ngay trong tháng này
Mới đây vừa có thông tin rằng Samsung đã thông báo rằng các sản phẩm TV UHD và QLED cao cấp 2018 của mình đã chính thức được chứng nhận tiêu chuẩn HDR10 . Đây là tiêu chuẩn HDR mới, do Samsung hợp tác với Panasonic và Amazon để phát triển. Đây cũng là tiêu chuẩn nhằm cạnh tranh với HDR Dolby Vision của Dolby Lab. Vậy nhưng chắc chắn nhiều người trong số chúng ta sẽ thắc mắc: HDR10 là gì? Tại sao phải thêm số 10 và dấu vào nữa? Chẳng lẽ tiêu chuẩn hình ảnh này đặc biệt hơn bình thường?
Đầu tiên, cần biết HDR – High Dynamic Range – Dải tương phản động rộng là một trong những nét đặc biệt rất đáng chú ý của TV hiện đại. Nó đã xuất hiện được vài năm, nhưng tới thời gian gần đây, TV tích hợp HDR mới xuất hiện đại trà hơn. Theo tính toán của CNET, gần như toàn bộ series trung cấp và cao cấp ra mắt năm 2017 đều có HDR và cùng với sự đi lên của công nghệ, các nội dung hỗ trợ HDR càng ngày càng phổ biến hơn.
Công nghệ mới có xứng đáng với những kì vọng người ta có không? Hoàn toàn có.
Hãy đi lên từ cơ bản, hãy hiểu HDR là gì đã
Hai yếu tố "sống còn" để quyết định một chiếc TV có đáng rước về không là độ tương phản – TV có thể sáng và tối đến mức nào và độ chính xác của màu sắc – liệu tương đương với đời thực được bao nhiêu lần hoặc liệu có phản ánh đúng ý đồ sử dụng màu sắc của nội dung được trình chiếu không. Gần như mọi chuyên gia hàng đầu đều khẳng định đây là hai yếu tố tiên quyết.
Khi đặt hai cái TV cạnh nhau, một cái có độ tương phản và độ chính xác của màu sắc cao, một cái có độ phân giải cao hơn – nhiều pixel hơn, thì đa số người dùng sẽ luôn chọn cái TV đầu tiên. Khi mà nó có màu sắc có vẻ như chân thực hơn, người ta sẽ mua nó, bất chấp độ phân giải có thể thấp hơn những chiếc khác.
Tóm lại: một cái TV độ phân giải 1080p nhưng lại có tương phản và màu sắc chính xác sẽ vượt mặt một chiếc TV 4K chỉ hiện thị màu cỡ trung bình.
HDR là công nghệ tăng vượt bậc độ phủ của cả độ tương phản và màu sắc. Phần sáng sẽ sáng hơn rất nhiều, khiến hình ảnh thêm nhiều chiều sâu hơn. Màu sắc có thể hiển thị nhiều hơn, khiến hình ảnh rực rỡ hơn.
Đi kèm HDR là gam màu rộng – wide color gamut (WCG), mang đến cho màn hình TV nhiều màu sắc hơn. WCG tạo ra được những màu chưa từng xuất hiện trên màn hình, như màu đỏ của xe cứu hỏa, màu tím của quả cả hay thậm chí màu xanh trên từng biển báo.
HDR hoạt động ra sao?
Có hai phần cấu thành nên một hệ thống HDR: đó là bản thân cái TV và nguồn phát.
Hãy nói về phần đầu và là phần dễ nhất. Để ứng dụng được HDR, một cái TV cần tạo ra nhiều ánh sáng hơn một cái TV thường, để làm rõ những phần khác biệt của hình ảnh. Như đã nói ở trên, HDR đi kèm WCG và thông qua hai hệ thống song song này, bạn có hình ảnh sáng hơn và hiển thị được nhiều màu sắc hơn.
Hiển nhiên khi mà cái gì cũng hơn, giá nó cũng phải hơn. Nhưng đừng dựa vào HDR mà đánh giá tổng thể, một cái TV có HDR không nhất thiết là sẽ hiển thị tốt hơn một cái TV không sở hữu hệ thống ấy. Cái nhãn "hỗ trợ HDR" có nghĩa là TV có thể hiển thị được những nội dung HDR, chứ không phải là nó sẽ làm tốt mức nào.
Phần thứ hai, nguồn phát – nội dung phát mới là phần khó. Để tận dụng tối đa được TV có HDR, cần phải có nội dung HDR. Cũng may là các nhà làm phim, làm nội dung đang tạo ra ngày một nhiều sản phẩm HDR nên cũng không quá lo lắng.
HDR đã cao, HDR 10 còn cao hơn
Việc mua TV phức tạp hơn khi hiện hữu thêm đủ thứ công nghệ tiên tiến cho trải nghiệm xem TV thích thú hơn xưa: ta đang có HDR10, Dolby Vision và HLG, nhưng các nhà nghiên cứu cho vậy là chưa đủ. Samsung tạo ra HDR10 , với sự trợ giúp của các ông lớn nổi tiếng ngành công nghệ và giải trí như Panasonic, Philips Amazon và 20th Century Fox.
Với sự hậu thuẫn như vậy, người ta sẽ thấy ngay HDR10 là tương lai ngành thiết kế màn hình, hay ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Đây là những điểm khác biệt mà HDR10 mang lại
Để giải thích, ta cần hiểu metadata – siêu dữ liệu là gì. Chúng là những thông tin đi kèm với tín hiệu video tới từ những nội dung HDR (phim ảnh, show truyền hình). Về cơ bản, metadata "hướng dẫn" cái TV HDR cách để hiển thị dải tương phản động rộng sao cho đúng.
HDR10 có siêu dữ liệu tĩnh, HDR10 và Dolby Vision có siêu dữ liệu động.
VỚi HDR10, TV sẽ nhận chỉ dẫn ngay từ lúc nhận tín hiệu phát. Một tín hiệu tĩnh đơn lẻ sẽ bảo cái TV "anh bảo chú phải nhảy nhé, và chú cần nhảy cao từng này này". Đây là một hiệu lệnh thuộc dạng "làm mẫu một lần thôi, lần sau cứ y như thế". Bản thân nó không có vấn đề gì, nhưng khi một bộ phim có nhiều cảnh quay khác nhau ở nhiều mức độ khác nhau, hiệu lệnh đơn sơ từ siêu dữ liệu sẽ không cho ra những hình ảnh hiển thị đẹp nhất có thể.
Dolby Vision và HDR10 sẽ có siêu dữ liệu động. Nó sẽ điều chỉnh từng hình ảnh, từng khung hình đạt được mức độ màu sắc sao cho phù hợp. Đa số phim không phức tạp đến vậy, nhưng cột mốc công nghệ mới sẽ khiến nhà làm phim nghĩ xa hơn, đạt được những kiệt tác tuyệt vời hơn khi ứng dụng nhiều loại màu sắc trong phim.
Nói đơn giản và áp dụng lại cái phép so sánh vừa nãy, HDR10 và Dolby Vision sẽ bảo cái TV phải "nhảy" ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi khung hình nhảy một kiểu. Nghe hơi thương cho cái TV nhưng mà thôi kệ đi.
Vậy là bạn đã hiểu được HDR và HDR10 gì, cũng như tại sao người ta lại hào hứng với nó vậy. Đây có thể coi như một bộ kiến thức để bạn đi mua TV trong tương lai, hãy cứ lạc quan mà nói rằng sắm TV mới để 4 năm nữa, Việt Nam tham dự World Cup chẳng hạn.
Tham khảo loạt bài viết của chuyên gia Geofrey Morrison từ CNET và HDR10plus.org
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng